Friday, December 11, 2009

Di sản tai hại của Xít Ta Lin 50 năm sau



 Theo Reuters, ngày 4 tháng 3, 2003

 Các nhà lên kế hoạch của Nga hiện nay vẫn còn phải hàng ngày đụng đầu với những chướng ngại do Xít Ta Lin để lại khi họ tìm cách tái cấu trúc lại nền công nghiệp cồng kềnh, hậu quả của thời các kế hoạch năm năm và những thống kế về sản xuất được tô vẽ đẹp đẽ.... Chương trình tập thể hóa nông nghiệp của Stalin đã xóa bỏ nếp sống truyền thống của nông dân Nga đến tận gốc rễ.



Di sản tai hại của Xít Ta Lin 50 năm sau

Theo Reuters, ngày 4 tháng 3, 2003

Matxcơva, Nga. (Reuters)



Nhà độc tài Xô Viết Josef Stalin đã chết cách đây nửa thế kỷ nhưng thế giới vẫn còn đang cố gắng hàn gắn những hậu quả tai hại như những quả bom nổ chậm mà ông ta đã cài lại.

Phần lớn những người Nga ở trong tuổi hưu trí vẫn còn nhớ lại lúc nghe tin tức loan ra vào ngày 5 tháng 3 năm 1953 khi "con người thép" của Liên Bang Xô Viết thở hơi thở cuối cùng.

Cái chết của ông ta chấm dứt sự cai trị bằng bàn tay sắt kéo dài gần ba mươi năm, một sự cai trị hà khắc có một không hai trong lịch sử châu Âu ở thế kỷ 20 với những vụ thanh trừng khổng lồ, những bắt bớ tùy tiện của mật thám, những vụ xử tử và lưu đày.

Bà Olga Trifonova, 64 tuổi nói: "Cái chết của ông ta có nghĩa là cha tôi có lẽ sẽ được tha về", bà nói về trương hợp ông Roman Khiroshychenko, sau đó đã được tha về sau tám năm trong trại cải tạo.

Những chiến dịch hạ bệ Stalin sau đó chỉ xóa bỏ đi phần nào huyền thoại về con người xứ Georgian có ria mép, thích thú được thờ như thượng đế nhờ vào công lao thần thánh hóa lãnh tụ của đám thuộc hạ.

Cho đến ngày nay, nhiều người Nga thuộc thế hệ lớn tuổi, hiện đang bị gạt ra ngoài lề xã hội tư bản Nga, nhắc đến tên ông với cảm giác vui buồn lẫn lộn khi nhớ lại về thời huy hoàng với tuổi ấu thơ đã được nhào nắn kỹ càng, dù cho có hơi buồn chán.

Họ nói rằng vai trò lãnh đạo của Stalin dẫn dắt quân đội Xô Viết đi đến chiến thắng Phát Xít Đức và biến Nga thành một cường quốc công nghiệp vẫn đáng được khen ngợi so với những khủng khiếp mà ông gây ra cho dân tộc Xô Viết.

Ông Gennady Zyuganov, lãnh đạo đảng Cộng Sản Nga nói: "Ông ta là người lãnh đạo vĩ đại nhất không phải chỉ trong thế kỷ 20 mà trong toàn bộ lịch sử Nga.

Nhưng thảm kịch Chechnya và nhiều xung đột khác chưa được giả quyết xong tại các vùng trên lãnh thổ Xô Viết cũ cho thấy, lịch sử vẫn đang còn phải hàn gắn lại các mảnh vụn đổ vỡ của nước Nga.

Các nhà lên kế hoạch của Nga hiện nay vẫn còn phải hàng ngày đụng đầu với những chướng ngại do Xít Ta Lin để lại khi họ tìm cách tái cấu trúc lại nền công nghiệp cồng kềnh, hậu quả của thời các kế hoạch năm năm và những thống kế về sản xuất được tô vẽ đẹp đẽ.

Chương trình tập thể hóa nông nghiệp của Stalin đã xóa bỏ nếp sống truyền thống của nông dân Nga đến tận gốc rễ. Người ta tự hỏi những nhà cải cách của tổng thống Vladimir Putin ngày nay liệu có tìm thấy lại chút gì là truyền thống nông thôn để dựng lại khi họ muốn quay trở lại thiết lập sự sở hữu ruộng đất.

Tự tạo cho mình hình ảnh người cha

Stalin được sinh ra với tên Josef Dzhugashvili tại Georgia năm 1879 và được giáo dục một thời gian ngắn trong một trường dòng trước khi gia nhập phong trào hội kín cách mạng. Ông nắm quyền lãnh đạo đảng Cộng Sản Nga sau khi Vladimir Lenin, người sáng lập ra nước Nga Xô Viết qua đời năm 1924.

Trong những năm sau đó, hàng triệu người đã chết trong các cuộc thanh trừng tập thể và hàng triệu người khác đã chết vì đói và trong chiến dịch tập thể hóa nông nghiệp. Những cuộc bắt bớ tùy tiện và vụ đi dân cưỡng bách các nhóm dân thiểu số đi đến những vùng xa xôi của Liên Bang Xô Viết làm xáo trộn đến tận gốc đời sống của nhiều người.

Chung quanh Stalin quây quần những thủ hạ vô luân và hèn

Đó là trường hợp Lavrenty Beria, trùm mật vụ kinh khủng của Stalin và cũng là tên chuyên môn hiếp dâm, thường hay bắt phụ nữ trên đường phố Matxcơva đem về để cưỡng bức.

 Lavrenty Beria, trùm mật vụ của Stalin

Mikhail Kalinin (1875 - 1946)

Có Mikhail Kalinin, được đặt lên chức vị đứng đầu nước từ 1919 cho đến 1946 với khuôn mặt rạng rỡ trong hàng ngàn tấm hình chụp chung với Stalin. Ông ta đã lặng yên khi nhà độc tài này bắt vợ ông ta đày đi trại tập trung ở Tây Bá Lợi Á.

Mặc dù những tai hại mà Stalin gây ra, do thời gian nắm quyền lực lâu dài và được nổi danh là nhà lãnh đạo tài tình trong chiến tranh, người dân Xô Viết thực tâm cảm thấy mất mát hình ảnh một người cha khi ông qua đời.

Tại nơi quàn xác ông tại trung tâm Matxcơva, xảy ra hiện tượng gần như là bị thôi miên . Người dân cư ngụ tại đó kể vì thiếu tổ chức nên đã xảy ra các vụ chen lấn, dẫm đạp làm hàng trăm người chết.

Bà Trifonova, lúc đó còn ở độ tuổi thiếu niên, định đi viếng Stalin nhưng về sau nghe lời những người đi đường khuyên bà phải quay về nhà. Bà nói: "Vì cảnh sát hướng dẫn luồng người đi nên đã gây ra cảnh chen chúc làm nhiều người chết".

Tuy nhiên bà Trifonova, tác giả cuốn sách nói về bà vợ hai bất hạnh của Xít Ta Lin chết trong một vụ bắn lạ lùng trong điệm Krem Lin năm 1932, đã nhắc đến việc mọi người khóc thương Xít Ta Lin với ý kiến khác.

Bà kể: "Mẹ tôi lúc đó là một cô giáo. Bà cũng khóc như mọi người khác trong trường . Khi tôi hỏi vì sao mẹ tôi khóc thì bà trả lời: "Vì mẹ biết những người khác cũng đang nhìn dò xét mẹ".

Có một cuộc triển lãm ở Maxcơva về thời đại Xít Ta Lin cai trị. Trong cuộc triển lãm có một bộ sưu tập các con búp bê được các công nhân làm hồi năm 1949 và đem tặng Xít Ta Lin. Những búp bê này, mặt mũm mĩm, trái ngược với cảnh thiếu thốn vào những năm sau chiến tranh, trên tay cầm biểu ngữ cám ơn Xít Ta Lin đã cho các thiếu nhi thời niên thiếu hạnh phúc.

Đoạn phim dưới đây chiếu đám tang của Stalin:



Hễ cứ to là đẹp

Hàng trăm công trình tưởng niệm và tượng đài của nhà độc tài đã bị phá hủy sau khi người kế nhiệm Xít Ta Lin là Ni Ki Ta Krútchóp tung ra chiến dịch hạ bệ Xít Ta Lin.

Đối với các kiến trúc thời Xít Ta Lin thì hễ to là được xem như là đẹp. Các kiến trúc kiểu Gargantuan vẫn còn sừng sững in trên chân trời các thành phố Nga. Các cao ốc vẽ kiểu có bậc cấp như bánh cưới làm cho khách viếng thăm Maxcơva có cảm tưởng như đang ở Gotham City trong chuyện Batman.

Xa lộ rộng nhiều làn xe ngày nay đã được Xít Ta Lin cho xây dựng, lúc mà chẳng có mấy công dân Xô Viết có được xe hơi, đã từng trở thành nơi chốn lý tưởng để nhà nước tụ tập dân chúng biểu tình. Dấu ấn của Xít Ta Lin còn được nhìn thấy trong các trạm xe điện ngầm tại Mátxcơva, với những tượng khắc nổi trên vách miêu tả cảnh sinh hoạt thời cộng sản.

Đại học Moscow được xây từ thời Stalin

Gotham City

Vẫn còn ảnh hưởng chưa xóa bỏ được ngày nay

Tại các tỉnh ở Nga, những người thuộc thế hệ già vẫn nhìn người ngoại quốc với cặp mắt nghi ngờ, đó là thói quen còn sót lại của cái thời mà người ngoại quốc bị xem là nguy hiểm, và bị gán cho tiếng "dân thành thị" đồng nghĩa với gán cho tội bán nước cho phương Tây.

Sử gia Eduard Radzinsky chuyên bàn về thời kỳ Xít Ta Lin nói: "Mục đích chính của Xít Ta Lin là dựng một bức tường bao quanh để ngăn cản ảnh hưởng từ bên ngoaì vào nước Nga , điều này phù hợp với tâm lý của nhiều người Nga.

Thói quen còn sót lại của thời kỳ độc ác đó ngày nay trở thành thói cam chịu chấp nhận lối phân chia đẳng cấp và quan quyền, cùng với thói kính cẩn, sợ hãi sự quan liêu, thư lại. Sự quan liên này cũng là điều làm cho các nhà đầu tư ngoại quốc phải bực tức phát khùng lên.

Nhiều người Nga lớn tuổi ngày nay vẫn còn tiếc nuối cái "poryadok", hay là trật tự, một đặc tính được cái xã hội kiểu trại lính thời Xít Ta Lin vun bồi, nhưng cũng đồng thời tạo ra sự đàn áp khủng khiếp.

Hậu quả gây ra cho thế giới

Hiện nay, thế giới vẫn phải vất vả đối phó với các hậu quả tai hại của chính sách vẽ lại bản đồ nước Nga không một chút thương tiếc của Xít Ta Lin.

Chính Xít Ta Lin đã cho vùng Nogormo-Karabakh đầy dân Armenia cho nước Azerbaijan vào đầu thập niên 1920 để lấy lòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính Xít Ta Lin đã gieo mầm mống khủng hoảng xung đột chủng tộc tại vùng Abkhazia của Georgia khi di cư hàng ngàn người Abkhazia đến Tây Bá Lợi Á và cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940.

Hai vùng ly khai này hiện nay ở tình trạng độc lập sau các cuộc chiến tranh làm chết hàng chục ngàn người và cả hai đều không thể đạt được sự dàn xếp cho ổn định lâu dài mặc dù nhiều nước lớn cố gắng giúp đỡ.

Và ngày nay có Chechnya, một cái gai nhức nhối cho Kremlin.

Sự lưu đày hàng loạt người từ Chechens đến Kazakhstan vào tháng 2 năm 1944 vì Xít Ta Lin coi những người này có thể cộng tác với Đức Quốc Xã mà đòi tách ra tự trị, gây ra vấn đề ngày nay vẫn ám ảnh nước Nga.

Chẳng phải chỉ có vụ Chechens mà thôi . Trong số các chủng tộc khác, Xít Ta Lin cũng đã lưu đày người Tartars ở Crimea, người Ingushis, người Đức ở Volga. Nhiều nhóm ngày nay đã quay trở về quê cũ, những một số chẳng hạn như người Thổ ở Meskhetia vẫn còn bị sống lưu đày.

Ông Radzinsky nói với phóng viên Reuters: "Xít Ta Lin luôn luôn tìm cách xóa bỏ quốc tịch của các dân tộc để họ mất đi tình cảm đối với nước cũ của mình . Ông ta trung thành với công thức duy nhất: một ngày không đàn áp, khủng bố là một ngày bỏ phí cho đất nước".

Một sử gia Nga nói: "Xít Ta Lin nghĩ rằng một ngày không đàn áp là một ngày bị bỏ phí" .

Sơ đồ trình bày những vụ cưỡng bách dân phải bỏ quê hương đi sang vùng khác theo lệnh Stalin

Bàn:

Chẳng phải chi riêng nước Nga mà các nước theo lối cai trị kiểu Xít Ta Lin Nít đều chịu hậu quả không nhiều thì ít tương tự như nước Nga.

Trung Quốc và Việt Nam cũng đã có thời dựng bức tường chắn để dân khỏi bị ảnh hưởng từ các nước phương Tây . Điều này tạo ra tâm lý bài Tây phương vẫn còn rơi rớt lại tại hai nước này và chính sách dựng tường chắc bao vây đất nước cũng là xuất phát từ tâm lý bài Tây phương của các nhà lãnh đạo đảng CS Trung Quốc và Việt Nam. Du khách Tây phương đến thăm Quảng Ngãi vào những năm đầu tiên khi Việt Nam mới mở cửa đã kể chuyện trong khi đi ngoài đường phố, có những người dân nhìn họ với cặp mắt thù hằn, có khi đang ngồi ở quán ăn có người đến mắng vào mặt họ với thái độ hằn học. Với chính sách mở cửa của Trung Quốc và Việt Nam, thái độ nghi kỵ, bài Tây phương đã phai nhạt bớt nhưng vẫn còn ảnh hưởng ở những người lớn tuổi.

Cả Trung Quốc và Việt Nam cũng đang phải tháo gỡ ảnh hưởng của lối tổ chức kinh tế với các tổ chức cồng kềnh, kém hiệu năng.

Tại Trung Quốc và Việt Nam cũng đã có nhiều người chết trong các trại tập trung "cải tạo", các vụ bắt bớ tùy tiện, các vụ xử tử và lưu đày.

Trong khi hàng triệu dân Nga bị chế đói trong chiến dịch cải cách nông nghiệp của Xít Ta Lin thì hàng triệu người dân Trung Quốc đã bị chết đói vì chính sách "cách mạng" của Mao Trạch Đông và hàng triệu dân Việt Nam cũng đã bị điêu đứng vì nạn đói kém do chính sách tập thể hóa nông nghiệp.

Nếu trùm mật vụ Lavrenty Beria, là công cụ mà Xít Ta Lin sử dụng để bắt giết những người mà Xít Ta Lin nghi là chống đối mình, được Xít Ta Lin dung túng cho cái thói bắt bất cứ phụ nữ nào mà ông ta thấy thích đem về hành lạc thì bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn của ông Hồ Chí Minh cũng được dung túng cho hành vi cưỡng hiếp và giết chết cô Nông Thị Xuân. Còn trùm mật vụ Khang Sinh của Mao Trạch Đông cũng là kẻ có quyền bắt phụ nữ nào mà mình thích phải phục vụ cho mình.

Cũng như những kẻ hèn ngậm miệng trước hành động đàn áp tàn nhẫn của Xít Ta Lin, tại Trung Quốc và Việt Nam cũng có những kẻ hèn tố cáo bạn bè, người thân, ngậm miệng làm ngơ trước nhừng hành động đàn áp tàn nhẫn của chính quyền để được yên thân hoặc được vinh thân.

Nói cho cùng, cách tổ chức của chế độ toàn trị cộng sản chặt chẽ đến mức nó trở thành một guồng máy cưỡng bức mọi người phải phục vụ chế độ, với rất ít chọn lựa. Trường hợp Mikhail Kalinin mà tác giả bài báo trên cho là hèn khi ông ta im lặng để cho chế độ vu cáo vợ ông ta là gián điệp rồi bắt giam và vẫn tích cực phục vụ chế độ thì chẳng qua là ông ta chọn giải pháp đỡ xấu nhất. Nếu ông ta lên tiếng phản đối việc bắt vợ thì sự nghiệp và có thể cả tính mạng của ông ta cũng chấm dứt. Nếu ông ta tỏ ra tiêu cực bỏ không phục vụ đảng Cộng Sản nữa thì hoặc là ông ta sẽ bị bắt và đưa đi lao động tại các trại giam ở Tây Bá Lợi Á rồi có thể sẽ bỏ xác tại đó, hoặc sống một cuộc đời bị vùi dập khốn khổ mà chế độ dành cho những kẻ phản đối tiêu cực. Không phải cứ hễ không phục vụ chế độ rồi về làm dân thường, mà chế độ sẽ làm cho cuộc đời của ông ta còn thấp hơn dân thường. Còn tương lai gia đình con cái của ông ta sẽ đen tối vì lý lịch xấu. Thế thì việc tỏ ra tích cực phục vụ chế độ lại là giải pháp khá nhất, dù không phải là giải pháp lý tưởng mà những người có tự do chọn lựa muốn chọn. Nếu nhà báo trên ở vào vị trí của Mikhail Kalinin chắc gì ông ta có thể hành động khác?

Cái thói nhẫn nhục của người dân, cam chịu nhận sự đối xử thiếu tôn trọng, thô bạo của chính quyền ngày nay cũng vẫn còn tại Trung Quốc và Việt Nam như nó còn tồn tại trong người dân Nga. Và cái thói quan liêu, thư lại cũng vẫn lan tràn tại cả ba nước.

Nếu chính sách di dân để đồng hóa của Xít Ta Lin gây ra mầm mống của các cuộc xung đột chủng tộc ngày nay tại nhiều vùng thì chính sách di dân để đồng hóa của đảng CSVN cũng đang tạo ra các vụ xung đột chủng tộc tại Cam Bốt, với hàng triệu người Việt được đưa sang Cam Bốt trong thời gian bộ đội Việt Nam chiếm đóng Cam Bốt và hiện nay bị người Cam Bốt căm ghét tìm cách đuổi về. Các vụ xung đột tại Tây Nguyên là hậu quả của việc hàng triệu người dân được đưa từ miền Bắc vào để xâm chiếm đất đai của người Thượng.

Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Trồng đậu thì nên đậu, trồng dưa thì thành dưa.

Minh Đức

1 comment:

  1. minh duc ban sinh nam bao nhieu cam tinh con gi an gi sao sua thoi the

    ReplyDelete