Thêm vào đó, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã suy giảm trong năm ngoái, kéo theo con số tăng trưởng GDP âm. GDP của Trung Quốc không thể nào tăng 6,8% trong khi mà mức tiêu thụ năng lượng đang sụt giảm. Trung Cộng đã không đưa ra một sự giải thích xác đáng cho những tính toán này. Họ chỉ đáp trả rằng, “Những người có quan điểm như vậy không có một sự hiểu biết đầy đủ về các nhân tố nội tại của Trung Quốc”.
Con số tăng trưởng GDP của Trung Quốc được đặt dấu hỏi
Thứ sáu, 20 Tháng 2 2009 15:51
Tổng Cục Thống kê Trung Quốc ngày hôm qua đã công bố các phân tích so sánh về GDP. Họ so sánh GDP từ quý IV năm 2007 tới quý IV năm 2008 và từ đó tính ra con số tăng trưởng 6,8%. Trong lúc đó tại Châu Âu, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có bài phát biểu về mức độ khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc. Ông Ôn sử dụng con số 6,8% để cho các quốc gia Tây phương thấy rằng Trung Quốc vẫn “tự tin, can đảm và hy vọng”.
Giáo sư Tian Xie thuộc khoa Kinh doanh trường Đại học Drexel ở Philadelphia trả lời The Epoch Times rằng chế độ Trung Cộng vẫn đang giả mạo một cách có hệ thống con số GDP. Họ tiếp tục lừa dối cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Giáo sư Xie tin rằng con số tăng trưởng 6,8% thật sự là “sự dối trá trần trụi đáng xấu hổ” và đã đi quá xa. “Đây chỉ là một bộ phận trong chiến lược quy mô nhằm đánh lừa thế giới”, giáo sư Xie cho biết.
Những con số nhằm che đậy nền kinh tế đang bên bờ sụp đổ
Hãng tin AP cũng chỉ ra rằng theo chỉ số tăng trưởng GDP được báo cáo, ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Nhật, là so sánh theo từng tháng hay từng quý. Trung Cộng sử dụng một hệ thống cũ mà so sánh GDP theo quý của năm trước với năm hiện nay. So sánh như vậy đã che dấu mức độ thực sự của sự trượt dốc kinh tế tại Trung Quốc.
Các nhà kinh tế học của ngân hàng Standard Chartered ước tỉnh tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc là vào khoảng 1%. Nó thấp hơn nhiều so với con số 15% mà ĐCSTQ báo cáo trong quý đầu năm 2007. Theo các nhà kinh tế học của Merrill Lynch, tỷ lệ tăng trưởng lũy kế của quý IV năm 2008 là 0%.
Tỷ lệ tăng trưởng lũy kế phản ánh tình trạng thực sự
Theo Đài tiếng nói Mỹ (Voice Of America -VOA), nhà phân tích thương mại quốc tế và tài chính Verne Morrison của Hiệp hội Thư viện Mỹ đã chỉ ra rằng các nhà kinh tế Phương Tây đã sử dụng các số liệu được hiệu chỉnh từ năm 2008. Các nhà kinh tế sử dụng dữ liệu theo từng thời kỳ để so sánh dữ liệu từ quý đầu 2009. Tuy nhiên, Trung Cộng đã không công bố mức chênh lệch GDP giữa các quý liên tiếp. Do vậy, người ta không có một sự hiểu biết thực sự điều gì hiện đang diễn ra tại Trung Quốc.
Nhà kinh tế học Zhuyuan Zheng tại Đại học Ball State, tiểu bang Indiana trả lời Đài Châu Á Tự Do (Radio Free Asia – RFA) rằng việc so sánh lũy kế tỷ lệ tăng trưởng tháng với tháng, hay quý với quý là chính xác hơn nhiều và nó mới phản ánh tình trạng thực sự của nền kinh tế.
Những chỉ số cho thấy sự trượt dốc tồi tệ
Theo AP, Merrill Lynch tính toán tỷ lệ tăng trưởng quý IV của Trung Quốc là 0%. Điều này xảy ra nguyên nhân bởi sự sụt giảm ở các chỉ số về xuất khẩu, công nghiệp chế tạo, đầu tư, tiêu dùng và nhiều chỉ số khác.
Thêm vào đó, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã suy giảm trong năm ngoái, kéo theo con số tăng trưởng GDP âm. GDP của Trung Quốc không thể nào tăng 6,8% trong khi mà mức tiêu thụ năng lượng đang sụt giảm. Trung Cộng đã không đưa ra một sự giải thích xác đáng cho những tính toán này. Họ chỉ đáp trả rằng, “Những người có quan điểm như vậy không có một sự hiểu biết đầy đủ về các nhân tố nội tại của Trung Quốc”.
Ông Morrison cho rằng sự trượt dốc của nền kinh tế Trung Quốc là tồi tệ hơn rất nhiều so với ước tính của các quan chức chính phủ; tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng một cách đột biến.
Sự tháo chạy của các khoản đầu tư nước ngoài và nạn đóng của nhà máy tràn làn đã gây ra tình trạng thất nghiệp như vậy.
Nạn đóng cửa các cơ sở kinh doanh tăng nhanh
Tình trạng đóng cửa các cơ sở kinh doanh đã là một xu thế tại Trung Quốc từ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra. Theo Ủy Ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách Trung Quốc, 67.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã bị phá sản trong 6 tháng đầu năm 2008. Vấn nạn đóng cửa các cơ sở kinh doanh đã trở nên trầm trọng hơn từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu.
Các cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa với một tỷ lệ đáng báo động ở vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang. Theo báo cáo của ban quản lý bến cảng, giai đoạn từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, gần 10.000 trong tổng số 45.000 công ty và xí nghiệp đã phải đóng cửa và phá sản tại thành phố Đông Hoàn, thành phố Thẩm Quyến và thành phố Quảng Châu. Hàng triệu người đã bị mất việc làm.
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng khó mà thoát khỏi số phận tương tự. Liên đoàn công nghiệp Hồng Kông (FHKI) báo cáo rằng các đơn đặt hàng sản xuất đã sụt giảm mạnh. Họ dự đoán rằng điều này sẽ dẫn tới nạn phá sản hàng loạt của các cơ sở kinh doanh của Hồng Kông tại Trung Hoa Đại Lục. Họ đã ước tính rằng nhiều khả năng chúng xảy ra vào giữa tháng Hai và tháng Ba năm 2009. Hàng chục ngàn công ty và nhà máy sẽ phải đóng cửa, và hàng triệu lao động sẽ hứng chịu ảnh hưởng.
Phân tích kinh tế giả mạo của ĐCSTQ
Giáo sư Xie Tian đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu kinh tế mới đây được thực hiện bởi Merrill Lynch. Theo các phân tích thống kê biến thể của Phương Tây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc được chuyển đổi từ tỷ lệ tăng trưởng quý IV là xấp xỉ 0%.
Ông Xie nói: “Một vài năm trước, các chuyên gia tài chính quốc tế đã lưu ý rằng ĐCS Trung Quốc đã và đang báo cáo giả mạo các thống kê GDP. Lý do đằng sau việc này là để nhằm lừa gạt các nhà đầu tư nước ngoài để họ bỏ thẳng vốn vào Hoa Lục. ĐCS Trung Quốc muốn che dấu ngân khố trống rỗng của Bộ Tài chính – nơi mà đã chi tiêu một lượng ngân sách khổng lồ tài trợ cho các cuộc đàn áp chính trị của chế độ. Còn lý do mà các nhà chức trách địa phương cố tình báo cáo sai lệch là để bảo vệ chính họ, sử dụng số liệu GDP gia tăng này như là bảo đảm cho sự thăng tiến và tất nhiên cũng là để thỏa mãn đòi hỏi của chế độ Trung Cộng”.
Ông Xie cho rằng trong vài năm trở lại đây, các quỹ đầu tư quốc tế đã đổ tiền vào Trung Quốc, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đã là chất kích thích cho việc xuất khẩu. Tình trạng thực của nền kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ được báo cáo. Đối mặt với thặng dư mậu dịch gần 2 tỷ USD, vài người nhầm tưởng rằng ĐCS Trung Quốc sẽ cứu thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại.
“Các nhà đầu tư Tây Phương và các Chính phủ đã lại tiếp tục mắc sai lầm. Họ đã không thể nhận ra bản chất thật sự của nền kinh tế Trung Quốc”, Ông Xie kết luận.
Xu thế qua đi sẽ phơi bày bộ mặt trần trụi
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được báo cáo trong quý IV năm 2008 là 6,8%. Báo cáo thống kê này của Bắc Kinh rõ ràng là một “sự dối trá trần trụi”. Đó cũng là một phương pháp ranh ma láu cá được sử dụng để tiếp tục đánh lừa các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Giáo sư Xie tiếp tục, “Một chuyên gia về nạn thất nghiệp của Đại học Nhân dân Trung Hoa đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế của Trung Quốc là hơn 20% thay vì 5 hay 6% theo như báo cáo của chế độ. Sau thất bại của thị trường tài chính phố Wall và xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm đột ngột, đầu tư nước ngoài tiếp tục rút khỏi Trung Quốc. Chiến thuật che dấu tình trạng thực sự của nền kinh tế của ĐCS Trung Quốc rồi cuối cùng sẽ mất tác dụng. Chúng ta sẽ được thấy nhiều hơn những báo cáo về sự sụt giảm GDP, tỷ lệ thất nghiệp leo thang, và nạn giảm phát phi mã. Tỷ lệ tăng trưởng 6,8% của quý IV nên được quyết định sau khi xem xét thật kỹ càng”.
Ông Xie lưu ý rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự tăng trưởng ở mức hai con số, thì nó lẽ ra phải đóng góp vào nền kinh tế thế giới và mở cửa xuất khẩu cũng như gia tăng lượng cầu nội địa. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra bởi vì nền kinh tế bùng nổ được báo cáo chỉ là trò lừa đảo. Hiện tại, chế độ Trung Cộng vẫn đang cố gắng để “duy trì tỷ lệ tăng trưởng ở mức 8%” nhằm tránh mối đe dọa cho chế độ từ nạn thất nghiệp gia tăng. Chế độ Trung Cộng tiếp tục báo cáo sai các dữ liệu kinh tế và che dấu những sự gian dối trước kia. Chế độ Trung Cộng sẽ không dám công khai các thống kê kinh tế thật sự cho đến khi đã quá muộn cho nó có thể làm bất cứ việc gì.
Giáo sư Xie kết luận, “Trớ trêu thay, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới này, thật đúng như câu nói của Warren Edward Buffett: ‘bạn chỉ có thể tìm ra ai đang bơi mà không có quần áo khi mà thủy triều đã rút”.
Đọc nguyên bản tiếng Hán tại đây.
Cập nhật lần cuối: 17/02/2009
Dịch từ bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/12175/
No comments:
Post a Comment