Đô đốc Vladimir Vysotsky, tư lệnh Hải Quân Nga đã nói rằng nếu Nga có tàu như chiếc Mistral này thì quân đội Nga đã nhanh chóng đổ bộ vào Georgia trong vòng 40 phút chứ không bị chậm trễ đến 36 tiếng như chuyện đã xảy ra.
Ý nghĩa việc Nga mua tàu chiến tối tân của Pháp
Tin về Nga muốn mua tàu Mistral của Pháp đã được loan báo từ hồi tháng 8 năm 2009. Khi tin này được loan ra, các nước lân bang với Nga như Ukrain, Georgia, Ba Lan, Ethuania, Latvia, Lithuania lên tiếng báo động và phản đối. Các nước này thấy ý định của Nga khi mua tàu chiến này là để có phương tiện can thiệp vào các nước lân bang .
Đô đốc Vladimir Vysotsky, tư lệnh Hải Quân Nga đã nói rằng nếu Nga có tàu như chiếc Mistral này thì quân đội Nga đã nhanh chóng đổ bộ vào Georgia trong vòng 40 phút chứ không bị chậm trễ đến 36 tiếng như chuyện đã xảy ra.
Vụ xung đột giữa Georgia và Nga xảy ra vào tháng 8 năm 2008, khi Georgia pháo kích vào vùng Ossetia Nam đang đòi tách ra khỏi Georgia để sáp nhập vào Nga. Nga đem xe tăng, quân đội vượt biên giới Nga – Georgia. Nhưng quân đội Nga không chỉ ngừng ở vùng tranh chấp để bảo vệ Ossetia Nam mà xe tăng Nga tiến ra khỏi vùng này đi đến thủ đô Tbilisi của Georgia. Có vẻ như là Nga muốn đem quân đội đến bắt giữ tổng thống Georgia để thay bằng một chính quyền thân Nga. Mỹ đã mau mắn cho tàu chiến McFaul cập bến Georgia và lấy cớ cứu trợ nhân đạo, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào thủ đô Tbilisi đem chăn và các phẩm vật cứu trợ từ trên tàu xuống. Sự hiện diện của lính Mỹ khiến cho đoàn quân Nga phải khựng lại vì không muốn lính Nga và lính Mỹ xung đột nhau. Sau đó, Nga đóng trên đất Georgia một thời gian cả năm rồi mới rút đi . Nếu Nga có chiến tàu như Mistral thì lính Nga có thể được chở bằng trực thăng đổ bộ vào thủ đô Georgia bắt giữ tống thống Georgia trước khi Mỹ có thể can thiệp như Liên Xô đã từng làm ở vào Hungaria, 1956, và Tiệp Khắc, 1968. Đó chính là lý do mà các lân bang của Nga nằm sát biển như các nước biển Ban tích, Estonia, Lithuania, Latvia và Ba Lan, Ukraine, Georgia lên tiếng báo động khi Nga mua tàu Mistral của Pháp .
Bản đồ Georgia
Tàu Mistral là loại tàu đổ bộ Pháp mới thiết kế và hai chiếc mới được trang bị cho hải quân Pháp vào đầu thập niên 2000. Tàu này có sân bay trên boong có thể chở 16 trực thăng vận tải, cứu thương hay vũ trang . Tàu chở 4 tàu đổ bộ con, 2 tàu đổ bộ chạy trên nệm hơi. Trong khoang rộng đủ để chở 450 lính với trang bị xe cơ khí hoặc 750 lính, có một bệnh viện 69 giường và có kho chứa nước uống, thức ăn cho một cuộc hành quân dài 45 ngày . Khi cần tàu có thể xếp dọn lại để chở 900 người. Các trang bị này cho thấy sự chu đáo của người thiết kế. Nếu ở xa đất liền thì dùng trực thăng chở lính để thả vào trong đất liền, nếu tàu có thể tiến đến gần bờ thì dùng tàu đổ bộ con, được thả ra khi cánh cửa ở đuôi tàu được thả xuống. Nếu gặp bờ biến sình lầy thì dùng hai tàu đổ bộ chạy trên nệm hơi có thể chở lính lướt trên các mặt nước nông đầy sình lầy . Tàu lại được trang bị hệ thống ra đa, thông tin liên lạc hiện đại để trở thành một tàu chỉ huy cho một đoàn tàu hay thành một tàu chỉ huy cho một nhóm tàu của nhiều quốc gia tham gia. Tàu lại có thể chuyên chở trực thăng vũ trang để yểm trợ cho đoàn quân vừa đổ bộ xuống. Việc tàu McFaul của Mỹ cập bến Georgia, có khoang chứa các vật dụng tiếp liệu, hậu cần, chở được lính thủy quân lục chiến chắc chắn đã khiến cho Nga thấy sự thiếu sót của quân đội Nga nên đã tìm mua chiếc Mistral của Pháp, cũng cung cấp các khả năng tương tự.
Tin tức nói về việc Nga thương lượng mua tàu Mistral của Pháp được loan ra vào tháng 8 năm 2009, nghĩa là một năm sau vụ xung đột Nga – Georgia . Trước đó, các viên chức Nga đã thăm dò các công ty của Hà Lan, Tây Ban Nha cùng với Pháp rồi mới đi đến quyết định mua tàu của Pháp. Điều đó có nghĩa là chỉ vài tháng sau khi bị Mỹ hớt tay trên tại Georgia, những người lãnh đạo Nga rất cay cú, bực tức và lo đi lùng mua ngay tàu trang bị cho quân đội Nga để sau này những vụ tương tự xảy ra Nga không bị ở thế hạ phong nữa.
Về mặt kỹ thuật, Nga chắc chắn có thể nghiên cứu, vẽ kiểu và chế tạo những chiếc tàu tương đương với chiếc Mistral. Nhưng điều này cần có thời gian. Từ trước đến nay Nga tập trung vào việc phát triển chiến hạm và nhất là tàu ngầm. Kỹ thuật tàu ngầm Nga đã đuổi kịp Mỹ và Tây phương nhưng kỹ thuật chế tạo hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ kiểu này thì Nga lơ là. Liên Xô năm 1988 đã đóng hàng không mẫu hạm tên Varyag. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc mua lại chiếc này và đang phục chế lại. Chiếc Varyag là hàng không mẫu hạm loại nhỏ cho thấy Liên Xô khởi đầu một cách khiêm nhượng vì hàng không mẫu hạm qui mô lớn như của Mỹ rất là phức tạp trong khi Liên Xô chưa có kinh nghiệm chế tạo hàng không mẫu hạm.
Hơn nữa việc thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đòi hỏi phải bỏ nhiều tiền hơn là mua một chiếc tàu có sẵn. Việc Nga quyết định đi mua tàu thay vì tự nghiên cứu phát triển xảy ra vào lúc kinh tế toàn cầu đang suy thoái và kinh tế Nga cũng bị ảnh hưởng. Trước khi xảy ra khủng hoảng tín dụng vào năm 2008, khi giá dầu ở mức 140$/thùng, dự trữ ngoại tệ của Nga lên đến hơn 500 tỉ đô la, và mỗi ngày tiền lời do xuất cảng dầu hỏa đem lại cho Nga một tỉ đô la. Trong hoàn cảnh thuận lợi như vậy, Nga đã tuyên bố là sẽ phục hồi lại quốc phòng đồng thời dành ra một món tiền dự trữ để dự phòng. Khi khủng hoảng tín dụng xảy ra, nhiều nước giảm sản xuất, giá dầu đi xuống làm Nga thu lợi kém đi, đồng thời phải bỏ ra nhiều tỉ đô la để cứu nguy cho các tập đoàn kinh tế thân với chính quyền. Điều này có nghĩa là điều kiện tài chính của Nga không còn thuận lợi như trước đây nữa thì quyết định đi mua tàu thay vì tự chế tạo là một quyết định để tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc, mặc dù việc đi mua làm cho Nga bị lệ thuộc vào nước khác về mặt phụ tùng và kỹ thuật.
Việc Nga cấp tốc mua tàu đổ bộ của Pháp cho thấy Nga đặt việc bắt các nước nhỏ xung quanh, nhất là các nước Cộng Hòa cũ của Liên Bang Xô Viết, vào quĩ đạo của Nga là ưu tiên. Việt Nam tuy có bắn tiếng là Nga có thể sử dụng Cam Ranh để sửa chữa tàu nhưng Nga trả lời là không có ý định dùng Cam Ranh có nghĩa là Nga lo đối phó với các nước xung quanh trước, còn việc dong tàu ngoài biển Đông là ưu tiên thứ yếu của Nga.
Việc Nga mua tàu chiến của Pháp cũng có nghĩa là sau nhiều thập niên theo chế độ Cộng Sản và tiên đoán là các nước xã hội chủ nghĩa sẽ vượt qua các nước tư bản cả về kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật, quốc phòng thì quả là Nga có đuổi kịp các nước Tây phương về một số mặt nhưng cũng có những mặt mà Nga vẫn thua kém các nước Tây phương. Một số thiết bị điện tử cao cấp trang bị trên máy bay Sukhoi được mua của công ty Thales của Pháp.
Năm 1932, Joseph Stalin tuyên bố với các nhà quản lý các công xưởng rằng: “Chúng ta thua các nước tiến bộ 100 năm, chúng ta phải đuổi kịp trong vòng mười năm “. Năm mươi năm sau đó, ngày 27 tháng 10 năm 1982, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nga, Leonid Breznev đọc bài diễn văn cuối cùng trong đời trước các sĩ quan cao cấp Hồng Quân nói về sự tụt hậu về quân sự của Nga so với Mỹ . Lý do là vì bốn tháng trước, tháng 6, 1982, tại thung lũng Bekaa, Syria, các máy bay F15, F16 của Do Thái đã bắn hạ 81 máy bay Mig21, Mig23, Su20 của Syria mà không bị mất chiếc máy bay nào nhờ vào các thiết bị điện tử tối tân và cải tiến hỏa tiễn tầm nhiệt lẫn hỏa tiễn hướng dẫn bằng ra đa . Đó là biểu hiện của cuộc cách mạng tin học đang phát ra tại các nước Tây phương.
Dưới đây là đoạn video chiếu cảnh không chiến tại thung lũng Bekaa, Syria:
Trong gần hết thế kỷ 20, Nga tìm cách đuổi kịp các nước Tây phương khi các nước này tiến bộ nhờ cuộc cách mạng cơ khí hóa. Đến thập niên 70, 80, Nga tưởng chừng bắt kịp các nước Tây phương về mặt cơ khí hóa thì cuộc cách mạng tin học phát ra, đưa các nước Tây phương tiến về phía trước khiến cho Nga lại phải tiếp tục đuổi theo.
Để đuổi kịp các nước Tây phương, Nga đã theo hình thức xã hội như Nga đã làm hàng trăm trước. Đó là tập trung chỉ huy vào tay một chính quyền mạnh và bắt dân phải thi hành lệnh của nhà nước. Trong khi đó thì nhà nước học những tiến bộ kỹ thuật mới nhất của Tây phương đem về áp dụng cho Nga. Cách thức này đã khiến cho những người Nga da trắng từ một nhóm dân ở thành phố Mascơva bị dân Tartar bắt nạt đã đánh bại được người Tartar, đánh bại các dân tộc xung quanh, bành trướng mãi để thành một quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.
Trong khi đó các nước Tây phương nhờ vị trí địa dư nên việc giao lưu văn hóa giữa các nước dễ dàng nên đã tiến bộ hơn Nga và là nguồn tiến bộ để Nga học hỏi. Đến thế kỷ 17 trở về sau, nhờ cách cai trị lỏng lẻo, để cho dân tự do và sự tự do tư tưởng đã tạo nên môi trường thuận lợi để các sáng kiến được sản sinh ra và đem áp dụng. Lý do vì sao các dân tộc Tây phương thi nhau chế tạo máy móc khiến cho sức sản xuất gia tăng vược bực thì có nhiều giả thuyết nhưng chắc chắn là điều kiện xã hội tự do, tự do tư tưởng, sự ganh đua giữa các cá nhân và các dân tộc đã khiến cho các tiến bộ về máy móc được áp dụng dễ dàng làm cho Châu Âu tiến bộ và hùng mạnh bỏ xa các đế quốc một thời huy hoàng như Ấn Độ, Trung Hoa.
Nga đã đuổi theo các nước Tây phương không bằng các thay đổi xã hội để có các điều kiện thuận lợi cho sáng kiến phát triển mà dùng mô hình xã hội chuyên chế cũ, đi học của Tây phương để đem về áp dụng. Cách thức này thành công khi các dân tộc xung quanh Nga không học hỏi kịp Tây phương nên bị Nga dùng các phương tiện mới học được đánh thắng. Nhưng rồi khi các nước yếu hơn xung quanh Nga bị Nga thôn tính hết, đến lúc chính Nga tìm cách vượt qua các nước Tây phương.
Khi người Nga học được chủ nghĩa Cộng sản, họ nghĩ rằng họ học được lý thuyết tiến bộ nhất của Tây phương thì khi áp dụng họ sẽ vượt qua các nước Tây phương nào không chịu theo lý thuyết này. Nhưng Tây phương thì không đứng một chỗ mà vẫn tiến lên nhờ các điều kiện nội tại để cho sáng kiến được phát triển mà không cần phải nhìn ai để mà đuổi. Khi Nga nghĩ là đến được sát Tây phương thì cuộc cách mạng tin học nổ ra. Các nước Tây phương họ không theo chủ nghĩa nào để định hướng, mà để tự nhiên cho người dân tự do. Khi các phát minh khoa học đến một mức nào đó thì một cuộc cách mạng kỹ thuật mới lại xảy ra.
Việc Nga mua tàu chiến của Pháp có nghĩa là Nga vẫn cứ lẽo đẽo đuổi theo các nước Tây phương. Chỉ khi nào Nga tổ chức được xã hội có tự do, có luật lệ và các điều kiện thuận tiện để cho các sáng kiến, phát minh phát triển và được đem áp dụng mau chóng thì lúc đó Nga cũng sẽ nằm trong khu vực các nước tiến bộ và có phát minh đáng để các nước khác bắt chước và đuổi theo.
Tin đài BBC:
Nga mua hai tàu chiến tối tân của Pháp
Một tàu đổ bộ tấn công loại Mistral của Pháp cập cảng St Petersburg của Nga.
Các phóng viên tường thuật rằng đây là thương vụ mua bán đầu tiên mà Nga thực hiện với một quốc gia là thành viên khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), để mua một thiết bị hải quân với mức độ tinh vi và hiện đại như vậy.
Triển vọng về một thỏa thuận giữa hai nước đã gây ra các mối quan ngại giữa các nước đồng minh của Pháp trong khối NATO.
Thỏa thuận mua bán ban đầu được đồng ý vào tháng Bảy, nhưng bị trì hoãn một tháng sau đó, liên quan tới việc cân nhắc tỷ lệ công nghệ ở mức nào mà Pháp chuẩn bị chia sẻ, và đơn đặt hàng đã được đưa vào ngạch đấu thầu quốc tế.
Các giới chức Nga và Pháp cho biết Moscow đã chọn tập đoàn của DCNS và STX của Pháp và OSK của hải quân Nga, mặc dù các tập đoàn đóng tàu ở Tây Ban Nha và Hà Lan cũng đã được xem xét.
‘Có vấn đề‘
Nga muốn thỏa thuận nhận được chuyển giao công nghệ để phối hợp đóng tàu chiến loại này với Pháp.
Các tàu chiến đổ bộ loại Mistral có thể vận chuyển trên mình tới 16 máy bay trực thăng, bốn xuồng đổ bộ cỡ lớn và một số lượng binh lính tới 750 người.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị một bệnh viện với 69 giường.
Thỏa thuận mua bán Nga – Pháp này đã gây ra sự khó chịu ở các nước NATO,đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng như một số nước láng giềng của Nga vốn ngay lập tức có phản ứng, mà nhất là các nước ở khu vực Baltic.
Hồi tháng hai, một quan chức Hoa Kỳ nói với các phóng viên nước này rằng đơn đặt hàng nói trên là “có những vấn đề” mà Hoa Kỳ có thể sẽ chất vấn Pháp.
Ngày 27-01-2011
Theo tin báo Người Việt, California, Mỹ, thì Pháp sẽ bán bốn chiếc tàu Mistral cho Nga chứ không phải là hai như các tin đã loan trước đây .
Pháp ký thỏa ước bán tàu chiến cho Nga
Tuesday, January 25, 2011
PARIS (AP) - Chính phủ Pháp hôm Thứ Ba ký thỏa ước bán cho Nga bốn tàu chiến, đây là bước chung cuộc của vòng thương lượng vốn gây quan ngại cho Hoa Kỳ, Georgia và nhiều nước khác.
Các tàu chiến này có thể chở theo trực thăng và chiến xa, cho phép Nga đổ bộ hàng trăm quân lên các nước khác một cách nhanh chóng. TT Sarkozy nói hai chiếc sẽ được đóng tại Pháp và hai chiếc còn lại ở trên đất Nga.
Khi giao ước mới được đề cập đến hồi tháng 12, tin cho biết Nga đồng ý mua ít nhất là hai chiếc tàu chiến hạng Mistral, trị giá mỗi chiếc từ 400 triệu đến 500 triệu Euro, tức $525 triệu đến $655 triệu. Các công ty DCNS và STX của Pháp và công ty OSK của Nga sẽ thực hiện việc đóng các chiến hạm này.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nêu lên mối quan ngại rằng, cuộc mua bán này sẽ mang lại cho đồng minh của Hoa Kỳ ở Trung và Ðông Âu một thông điệp sai lầm. Thông điệp ngoại giao mật của Hoa Kỳ mà WikiLeaks từng tiết lộ cho thấy kế hoạch này đã mang lại mối căng thẳng sâu xa giữa Washington với Paris.
Kế hoạch này cũng gây báo động cho các nhà hoạt động nhân quyền cùng Georgia, quốc gia từng có một cuộc chiến tranh ngắn ngủi với Nga vào năm 2008, cũng như các nước cựu Xô-Viết trong khối NATO ở vùng Baltic. (T.P)
Ngày 30-4-2011
Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức
(20/04/2011 10:53:42) – Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.
http://www.vntime.vn/QuocTe-QuanSu/KhiTai-QuanSu/2011/4/20/Pho-tu-lenh-Hai-quan-Nga-bi-cach-chuc-28e3b114.html
Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp.
Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.
Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga.
Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông.
Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.
Quốc Việt/baodatviet (theo Lenta)
Bộ Quốc phòng Nga thiếu chuyên nghiệp?
Sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán mua bán của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến nguy cơ phá sản cho thương vụ Mistral.
Sau một thời gian dài đàm phán, thương vụ mua bán lớn nhất giữa Nga và Pháp đang dần rơi vào thế bế tắc. Hai bên không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về giá cả và công nghệ cho chiếc tàu đổ bộ trực thăng này.
Trong khi phía Nga yêu cầu ngoài chi phí mua sắm chiếc tàu đổ bộ trực thăng này, còn có vấn đề về chuyển giao công nghệ liên quan cho phía Nga thì Pháp lại từ chối.
“Cuộc đàm phán đang có vấn đề, ban đầu chúng tôi biết rằng giá cả mua tàu đổ bộ trực thăng này có các vấn đề liên quan đến công nghệ. Nhưng khi bắt tay vào cuộc đàm phán ở cấp độ nhà nước thì mọi thứ đã sụp đổ”, Chemezov đã trao đổi như vậy với các phóng viên.
Nguyên nhân của sự bế tắc?
Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra, chính Bộ Quốc phòng Nga mà cụ thể là Hải quân Nga, dẫn đầu là Phó đô đốc Nikolai Borissov đã tiến hành các công tác đàm phán đầu tiên với Tập đoàn DCNS của Pháp.
Đích thân Phó đô đốc Nikolai Borissov đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ về hợp đồng mua bán Mistral. Tưởng chừng như sau bản thỏa thuận sơ bộ này, tàu đổ bộ trực thăng Mistral sẽ sớm biên chế trong Quân đội Nga.
Theo thỏa thuận liên chính phủ được công bố vào ngày 24/12/2010, chi phí cho hợp đồng là 1,15 tỷ Euro, trong đó có chi phí mua 2 tàu đổ bộ trực thăng Mistral là 980 triệu Euro, chi phí dịch vụ hậu cần liên quan là 131 triệu Euro, chi phí đào tạo sử dụng là 39 triệu Euro.
Sau đó, đến khi bước vào vòng đàm phán chính thức với DCNS của Pháp, Rosoboronexport mới té ngửa nhận ra: Thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ đã không làm rõ các vấn đề liên quan, mở đường cho công tác đàm phán chính thức.
Thứ nhất, chi phí cho 2 tàu Mistral nêu trên đã bao gồm giấy phép sản xuất và toàn bộ tài liệu kỹ thuật để đóng 2 chiếc nữa tại Nga hay không?
Thứ hai, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ các tàu Mistral của Nga sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ nào?
Thứ ba, thỏa thuận sơ bộ cũng không chỉ rõ liên doanh để sản xuất các tàu Mistral sẽ đặt ở đâu nếu hợp đồng chính thức được ký kết?
Các nhà phân tích đã đặt ra sự hoài nghi, tại sao Bộ Quốc phòng Nga vốn không có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc mua bán, lại tiến hành đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Điều lẽ ra phải được thực hiện bởi một tổ chức chuyên nghiệp như Rosoboronexport.
Theo một thông tin được công bố bởi trang Vedomosti từ giữa tháng 4/2011, giá cả không phải là trở ngại lớn nhất cho cuộc đàm phán. Lý do của sự bế tắc là các tàu Mistral của Nga sẽ không được trang bị các hệ thống điện tử truyền thông và kiểm soát hệ thống hiện đại.
Dù sau đó hãng tin Ria Novosti trích dẫn nguồn tin khác của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, phía Pháp cam kết hoàn thành tàu Mistral với đầy đủ tính năng của hệ thống. Bao gồm cả hệ thống dữ liệu chiến đấu SENIT9. Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.
Rõ ràng sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong công tác đàm phán ban đầu của Bộ Quốc phòng Nga đã dẫn đến sự bế tắc và có nguy cơ đỗ vỡ của thương vụ này. Trước đó, công tác đàm phán mua máy bay không người lái từ Israel đã bị phá sản chính từ sự thiếu chuyên nghiệp trong đàm phán của Bộ Quốc phòng Nga.
Quốc Việt (tổng hợp)
Bình luận:
Bản tin trên viết “Tuy nhiên, mã nguồn của hệ thống này sẽ không được chuyển giao cho phía Nga, và Nga sẽ không thể thực hiện các thay đổi cho hệ thống phù hợp với quan điểm tác chiến của Hải quân Nga.”
Việc không vào mã nguồn để sửa đổi có thể không là trở ngại lớn trong việc sử dụng tàu nhưng Nga sẽ không cóp py được kỹ thuật mới của Pháp. Và Pháp chỉ bán hệ thống sử dụng được nhưng không kèm mã nguồn là để giữ bí mật các tiến bộ về kỹ thuật của mình.
Xem ra Nga muốn mua tàu Mistral là để học xem kỹ thuật mới về tin học mà Pháp áp dụng vào hệ thống chiến đấu điện tử được làm ra sao vì thế mà Nga đòi hỏi phải giao cho Nga mã nguồn.
Nga ký hợp đồng mua 2 tàu chiến Mistral của Pháp
Thứ bảy, 18 Tháng 6 2011 08:42
Một phóng viên AFP cho biết ngày 17/6, Nga đã ký hợp đồng được trông đợi từ lâu nay để mua 2 tàu đổ bộ lớp Mistral của Pháp, thương vụ đã khiến các nước láng giềng thuộc Liên Xô trước đây của Nga và Mỹ lo ngại.
Tập đoàn quân sự Rosoboronexport của Nga và nhà sản xuất tàu chiến DCNS của Pháp, đã ký hợp đồng trên bên lề Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg – hội nghị kinh tế thường niên lớn nhất ở Nga.
Chi tiết về tài chính vẫn chưa được tiết lộ song được biết hợp đồng này trị giá 1,1 tỷ euro (1,6 tỷ USD).
Theo nhật báo kinh doanh Vedomosti, với hợp đồng này, Pháp đã đồng ý chuyển giao cho Nga công nghệ và sẽ chuyển giao cho Nga hệ thống vận hành hải quân tiên tiến có tên gọi SENIT-9.
Tàu Mistral có thể chở tới 16 máy bay lên thẳng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng tấn công, khoảng 100 xe cơ giới và 450 binh sĩ. Nó còn gồm các cơ sở cho một ban chỉ huy đầy đủ và một bệnh viện 69 giường./.
Theo Vietnam+
Nga tậu 2 tàu chiến khủng trị giá 1.7 tỉ đô
11:06 AM 18/06/2011(VTC News)- Ngày 17/6, nhằm nâng cấp lực lượng hải quân quốc gia, Nga đã quyết định ký với Pháp hợp đồng mua bán 2 tàu chiến Mistral trị giá 1,7 tỉ USD.
(VTC News) – Nhằm nâng cấp lực lượng hải quân quốc gia, Nga đã quyết định ký với Pháp hợp đồng mua bán 2 tàu chiến Mistral trị giá 1,7 tỉ USD.
Tại thành phố Petersburg hôm thứ 6 (17/6), trước sự chứng kiến của Tống thống Dmitry Medvedev, Tổng giám đốc công ty quốc doanh chuyên xuất khẩu vũ khí Nga, ông Anatoly Isaikin và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty đóng tàu DCNS của Pháp, ông Patrick Boissier, đã ký kết hợp đồng quan trọng với đơn đặt hàng trị giá gần 1.2 tỉ euro.
Theo thoả thuận đã ký, hai tàu tấn công đổ bộ Mistral sẽ được DCNS bàn giao cho Nga lần lượt vào năm 2014 và 2015.
Đại diện Nga – Pháp ký hợp đồng mua bán 2 tàu chiến Mistral trị giá
1.7 tỉ USD tại Petersburg hôm 17/6 trước sự chứng kiến của Tổng thống
Nga, Dmitry Medvedev.
Tổng thống Pháp, Nicolas Sarcozy đã ca ngợi việc ký kết thành công hợp đồng này sẽ có tác dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Ông Sarcozy nhấn mạnh: “Việc ký kết hợp đồng đã đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ giữa Nga và Pháp, đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận lâu dài của lãnh đạo 2 quốc gia.”
Theo thông cáo từ Cung điện Elysee (Pháp), dự án quan trọng này sẽ góp phần tạo ra khoảng 1000 lao động trong vòng 4 năm.
Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky tíêt lộ: “Các tàu chiến được lắp đặt theo công nghệ hiện đại nhất, cho phép sử dụng một loạt các hệ thống vũ khí của Nga bao gồm khả năng vận chuyển hàng không và neo đậu cả dưới nước lẫn trên cạn.”
Theo thông cáo từ Cung điện Elysee (Pháp), dự án quan trọng này sẽ góp phần tạo ra khoảng 1000 lao động trong vòng 4 năm.
Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky tíêt lộ: “Các tàu chiến được lắp đặt theo công nghệ hiện đại nhất, cho phép sử dụng một loạt các hệ thống vũ khí của Nga bao gồm khả năng vận chuyển hàng không và neo đậu cả dưới nước lẫn trên cạn.”
Hai tàu chiến Mistral dự kiến sẽ được Pháp bàn giao cho Nga lần lượt vào năm 2014 và 2015.
Trước đó, vào tháng 1/2011, Nga và Pháp cũng đã ký một thoả thuận liên chính phủ về việc sản xuất 4 tàu tàu sân bay Mistral, trong đó, 2 chiếc đầu tiên sẽ được sản xuất tại nhà máy đóng tàu STK ở Saint-Nazaire của Pháp, và 2 chiếc còn lại tại Nga.
Tàu tấn công đổ bộ Mistral sẽ giúp tăng cường hiệu quả nhiều hoạt động của Nga trong thời chiến cũng như thời bình.
Pháp cũng đã có 2 tàu tấn công đổ bộ Mistral và hiện đang tiếp tục sản xuất chiếc thứ 3.
Tàu sân bay Mistral có khả năng vận chuyển 16 trực thăng, 4 tàu hạng nặng, 70 xe vận tải quân sự và hơn 450 binh lính.
Bích Hảo (theo RIANovosti)
No comments:
Post a Comment