Sau khi đế-quốc La mã sụp đổ, xã-hội Âu-châu lọt vào trong sự hỗn-loan. Đời Trung-cổ, vua Charlemagne đã cố gắng tạo nên một đế-quốc theo đạo Thiên-chúa. Nhưng đế-quốc này không đứng vững được lâu dài, và khi nó tan rã, đất Tây-Âu chia ra thành nhiều lãnh-vực. Các quốc-gia bắt đầu thành-lập khi những nhà vua mở rộng được quyền-hành mình và chế-ngự được các nhà quí-tộc phong-kiến.
Xã Hội Châu Âu Thời Xưa
Sau khi đế-quốc La mã sụp đổ, xã-hội Âu-châu lọt vào trong sự hỗn-loan. Đời Trung-cổ, vua Charlemagne đã cố gắng tạo nên một đế-quốc theo đạo Thiên-chúa. Nhưng đế-quốc này không đứng vững được lâu dài, và khi nó tan rã, đất Tây-Âu chia ra thành nhiều lãnh-vực. Các quốc-gia bắt đầu thành-lập khi những nhà vua mở rộng được quyền-hành mình và chế-ngự được các nhà quí-tộc phong-kiến.
Đến thế-kỷ thứ 15, 16 sau công-nguyên, phần lớn các quốc-gia Âu-châu đã có những nền tảng vững chắc rồi. Trừ ra một số đô-thị ở đất Ý mà chánh-thể cứ thay đổi mãi, những tiểu-bang Thụy sĩ được hưởng một chế-độ tự-do đặc-biệt, nước Ba lan tổ-chức theo lối quân-chủ tuyển-cử, và những đất trực thuộc Giáo-hoàng, những nước lớn ở Âu-châu lúc bấy giờ đều tổ-chức theo chế-độ quân-chủ chuyên-chánh.
Về phương-diện lý-thuyết, những nhà giáo-sĩ của đạo Thiên chúa đã nhiều lần nêu lên ý-kiến rằng nền tảng quân-quyền phải dựa vào quyền-lợi công-cộng, và khi một nhà vua làm sai nhiệm-vụ, hoặc vượt ra khỏi giới-hạn chỉ-định cho mình, dân-chúng có thể xem ông ta như là đã mất hết đặc-quyền và đứng lên chống lại. Tuy vậy, những ý-tưởng này không được phổ-cập ra trong dân-chúng bằng những lý-thuyết binh-vực quyền tuyệt-đối của vua. Theo những lý-thuyết đó, nhà vua là người trực-tiếp nhận mạng Trời mà cai-trị dân, và chỉ phải chịu trách-nhiệm về những hành-vi của mình đối với Trời mà thôi. Để có thể thi-hành nhiệm-vụ mình, nhà vua phải nắm cả chủ-quyền của quốc-gia trong tay, và đứng trên cả Giáo-hội. Câu “Quốc-gia là ta, ta là quốc-gia” mà người ta bảo là của vua Louis thứ 14 nước Pháp thật ra có thể xem là lý-tưởng thầm kín của tất cả các nhà vua Âu-châu thời bấy giờ.
Ngoài nhà vua ra, trong nước lại còn có một giai-cấp quí-tộc thế tập. Những nhà quí-tộc này hoặc là tước chủ của những thái-ấp rộng minh mông, hoặc lãnh những chức-vụ tôn quí ở triều đình, trong quân đội, hay trong ngạch tư-pháp. Họ nắm giữ phần lớn nguồn tài lợi trong nước và chiếm hầu hết các địa-vị trọng-yếu trong bộ máy cai-trị.
Kế bên giai-cấp quí-tộc là giai-cấp tăng-lữ gồm những tử-đệ nhà quí-tộc không được kế tước. Giáo-hội vốn có nhiều đất đai, lại được hưởng nhiều đặc-quyền về thuế-vụ nên giai-cấp tăng-lữ cũng rất giàu sang.
Phần dân-chúng còn lại gồm những nông-nô, thợ thuyền và một thiểu-số trưởng-giả.
Nông-nô là những người làm ruộng rẫy. Họ thuộc quyền sở_hữu của vị quí-tộc địa-chủ và phải trọn đời phục-vụ vị địa-chủ này. Ngoài ra, họ còn phải nộp các thứ sưu-thuế cho nhà vua và thuế thập-phân cho giáo-hội. Vì đó, họ hết sức cơ-cực. Và trừ ra một số rất ít người nhờ dua nịnh, bợ đỡ vị quí-tộc địa-chủ mà được no ấm, đại-đa-số nông nô sống một cuộc đời tối tăm, không có cách nào để tiến thân.
Những người thợ thuyền sống ở các đô-thị thì họp lại thành phường, họ không được đổi nghề, mà muốn lên chức trùm phường thì phải trải qua nhiều cuộc thi khó khăn và tốn kém. Vì đó, hầu hết đều phải giữ một địa-vị ti-tiện đời này sang đời khác.
Thiểu-số trưởng-giả thì sung sướng hơn hai hạng nông-nô và thợ thuyền đôi chút, vì họ nhờ những cuộc kinh-dinh về thương mại và kỹ-nghệ mà thâu góp được ít nhiều tư-sản. Hơn nữa, một vài người nhờ học rộng hoặc có tài cao mà được nhà vua giao cho trọng-trách ở triều-đình. Tuy thế, phần lớn vẫn bị gạt ra ngoài chánh-quyền, và thường bị hai giai-cấp tăng-lữ và quí-tộc khinh-thị và tìm cách bóc lột.
Thời ấy, nhơn-dân toàn quốc phải theo quốc-giáo là tôn-giáo của nhà vua. Những kẻ thờ chủ-nghĩa vô-thần hay theo một tôn-giáo khác thì bị đàn-áp giết hại một cách tàn-bạo.
No comments:
Post a Comment