Tin tức mới tiết lộ từ Wikileaks cho biết phó thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang hồi còn là bí thư Liêu Ninh có lần nói chuyện với đại sứ Mỹ Clark Randt là GDP của Trung Quốc là giả tạo và không đáng tin [www.channelnewsasia.com].
GDP của Trung Quốc là giả tạo, không đáng tin
Tin tức mới tiết lộ từ Wikileaks cho biết phó thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang hồi còn là bí thư Liêu Ninh có lần nói chuyện với đại sứ Mỹ Clark Randt là GDP của Trung Quốc là giả tạo và không đáng tin [www.channelnewsasia.com].
Từ nhiều năm nay, nhiều nhà kinh tế, các tổ chức tiên đoán là đến năm này, năm kia là kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn kinh tế Mỹ, nhưng các tiên đoán đó lại căn cứ trên GDP mà Trung Quốc chế tạo ra. Thế thì các tiên đoán đó còn chính xác được bao nhiêu?
Theo bản tin của Channel New Asia thì Wikileaks đã công bố bức điện tín của Bộ Ngoại Giao Mỹ với nội dung là Phó thủ tướng Trung Quốc, ông Li Keqiang, người đang được đồn là sẽ lên làm thủ tướng có lần vào năm 2007 đã nói rằng một số thống kẻ của nhà nước chỉ là giả tạo, không đáng tin .
Ông Li đã nói điều này với đại sứ Mỹ Clark Randt. Ông nói rằng khi theo dõi sự phát triển của kinh tế ông theo dõi ba con số là số lượng điện tiêu thụ, số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và tổng số tiền cho các doanh nghiệp vay .
Bức điện tín đăng tiếp: Bằng cách theo dõi ba con số này, ông Li có thể ước đoán khá chính xác về tốc độ phát triển kinh tế . Và ông mỉm cười nói tiếp: Các con số khác đặc biệt là GDP thì chỉ để xem cho biết chơi mà thôi .
Nếu việc thăng chức ông Li trở thành sự thật thì ông sẽ trở thành người điều hành công việc hàng ngày của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới .
Trong bữa cơm tối hôm đó với đại sứ Mỹ, ông Li tập trung nói nhiều về các khó khăn khi quản lý một tỉnh và về mối quan hệ Trung – Mỹ, mà ông Li cho là đang phát triển êm thắm .
Ông Li nói khoảng cách thu nhập tại tỉnh Liêu Ninh vẫn rất còn cao mặc dầu thống kê của nhà nước nói rằng kinh tế tỉnh đã tăng trưởng 12.8 phần trăm trong năm 2006.
Bức điện ghi: Ỏng Li nói trong bữa cơm tối đó rằng GDP chỉ là giả tạo và không đáng tin .
Các nhà phân tích kinh tế từ trước đến nay vẫn nghi ngờ sự chính xác của thống kê vì họ cho rằng cấp dưới muốn lập thành tích để được đề bạt nên thường thổi phồng các con số thông kê để báo cáo lên trên .
Tiết lộ này phù hợp với một bài báo trước đây cũng đặt nghi vấn về sự chính xác của tỉ lệ tăng trưởng của Trung Quốc . Tác giả bài báo nhận thấy trong năm 2009, khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng, nhưng khi nhìn vào thống kê mức nhập cảng dầu và tiêu thụ năng lượng thì thấy sụt giảm . Tác giả cho rằng đó là điều vô lý vì nếu sản suất gia tăng thì số lượng năng lượng dùng sẽ phải gia tăng theo, không thể nào sản xuất nhiều hơn mà lại tiêu thụ năng lượng ít hơn . Từ đó tác giả cho rằng con số GDP của Trung Quốc có thể là giả tạo, được nhà nước bịa đại ra để phục vụ mục tiêu tuyên truyền .
Cách nhìn của tác giả bài báo này cũng giống như là cách nhìn của ông Li nói trên . Ông Li cũng nói là ông căn cứ vào mức độ tiêu thụ điện để biết xem kinh tế tăng hay giảm .
Xét về mức phát triển của một quốc gia hay đưa ra thống kê giả dối thì cũng chẳng khác gì đi chợ mua hàng gặp người bán hàng nói thách . Người mua không hấp tấp mua ngay giá mà người bán hàng nói mà tìm cách suy ra giá thực sự của món hàng là bao nhiêu để trả giá . Trong kinh tế cũng vậy, khi một nhà nước đưa ra con số bịa đặt thì người ta cũng phải tìm cách nào để tìm ra sự thật chứ không tin ngay vào con số nhà nước đưa ra . Ông Li đã cho biết cách thức để tìm ra mức độ phát triển thực sự chứ không tin vào con số thống kê mà ông ta biết là đã được bào chế . Cách đó là nhìn vào mức tiêu thụ năng lượng, lượng hàng hóa vận chuyển và số tiền ngân hàng đem cho vay . Trừ khi nhà nước lại biết mánh này và đưa ra con số thống kê về năng lượng tiêu thụ, hàng hóa vận chuyển và nợ ngân hàng giả nốt .
No comments:
Post a Comment