Monday, January 17, 2011

Tượng Khổng Tử và Cách Mạng Văn Hóa

Tượng Khổng Tử được đặt ở quảng trường Thiên An Môn trong một thời gian ngắn rồi được dời đi chỗ khác

Tượng Khổng Tử và Cách Mạng Văn Hóa


Việc chính quyền Trung Quốc cho dựng tượng Khổng Tử tại quảng trường Thiên An Môn là dấu hiệu đảng Cộng Sản Trung Quốc chính thức xem tư tưởng Nho giáo là một trong những tư tưởng chính trong chính sách tư tưởng của đảng. Nhưng sự hiện diện của tượng Khổng Tử đối diện với ảnh Mao Trạch Đông chẳng tránh khỏi cho những người đến thăm quảng trường này so sảnh việc làm và tư tưởng của hai nhân vật lịch sử này.
 
 
Vệ Binh Đỏ đọc Sách Đỏ ghi lời Mao Trạch Đông dạy trong Cách Mạng Văn Hóa
 
 
 
 
Vệ Binh Đỏ đập phá miếu thờ Khổng Tử thời Cách Mạng Văn Hóa, 1966 - 1967
 
 
Mao Trạch Đông là người phát động ra chiến dịch Cách Mạng Văn Hóa, khởi đầu từ 1964 kéo dài cho đến 1976. Trong cái gọi là cuộc cách mạng văn hóa này có chiến dịch Phê Lâm, Phê Khổng. Phê Lâm là phê bình Lâm Bưu, một đảng viên cao cấp từng được Mao xem là người có thể kế vị Mao rồi không trung thành với Mao nữa. Phê Khổng là phê bình tư tưởng của Khổng Tử là phản động, là lạc hậu. Việc phê Khổng không phải là điều mởi lạ vì người cộng sản Trung Quốc từ lúc chưa lên nắm quyền năm 1949, lúc chỉ mới say mê theo tư tưởng Mác xít từ thập niên 1920 họ đã tin vào lời Karl Marx nói là văn hóa tư tưởng cũ là của xã hội còn giai cấp, là công cụ của giai cấp bóc lột, dùng để bắt dân phục tòng nhằm kéo dài sự cai trị của giai cấp bóc lột, vì thế cần phải xóa bỏ các tư tưởng, văn hóa cũ, tất nhiên là có tư tưởng Khổng Tử, để thay vào đó bằng tư tưởng và văn hóa theo chủ nghĩa Mác .


 

 Tượng Khổng Tử bị Vệ Binh Đỏ đập phá và gắn vào hàng chữ lên án Khổng Tử

Phong trào Cách Mạng Văn Hóa cũng đập phá các công trình văn hóa khác như chùa Phật Giáo, miếu Đạo Giáo, nhà thờ Thiên Chúa Giáo ... Hình trên là Vệ Binh Đỏ kéo đổ tượng Phật .

 

 

 

 

Việc dựng tượng Khổng Tử trước mặt Mao là chính là cách tuyên bố thế hệ những người Trung Quốc cùng thời với Mao là thế hệ sai lầm về văn hóa. Họ đã tin vào chủ nghĩa Mác mà xóa bỏ văn hóa dân tộc. Để rồi sau hàng chục năm đi theo chủ nghĩa Mác, các thế hệ sau phải phục hồi lại văn hóa mà các thế hệ theo Mác xít đã ra công xóa bỏ.

Việc làm của Mao phê bình, mạt sát tư tưởng Khổng Tử chẳng những là phản lại tư tưởng Khổng Tử mà cách tiến hành cuộc Cách Mạng Văn Hóa cũng không phải là đúng nếu đem các tiêu chuẩn đạo đức của Khổng giáo ra mà đánh giá. Cái khẩu hiệu Phê Lâm, Phê Khổng nói lên là Mao muốn gắn liền Lâm Bưu với tư tưởng bị xem là lạc hậu, phản động của Khổng Tử. Mục đích chính là Mao muốn đánh vào Lâm Bưu, một đảng viên cộng sản không phục tùng mình. Nhưng Lâm Bưu lại là người theo chủ nghĩa Cộng Sản và lại là người trung thành với đảng Cộng Sản bao nhiêu năm nay thì không thể kết tội Lâm Bưu là phản động, chống lại tư tưởng Mác, cũng không thể kết tội Lâm Bưu đi theo kẻ thù, vì Lâm Bưu hết lòng theo đảng Cộng Sản. Cách phê bình Khổng Tử để mượn cớ mà gán ghép Lâm Bưu vào tư tưởng Khổng Tử rồi trị tội là việc làm bất chính mà thuyết chính danh của Khổng Tử không tán thành. Bất chính vì Mao chỉ muốn đánh vào các đồng chỉ không trung thành vởi mình nhưng lại giả vờ là mình muốn làm một cuộc cách mạng văn hóa rồi gán ghép các đồng chí không trung thành với mình với các tư tưởng mà chủ thuyết Mác cho là phản động, lạc hậu để mà bỏ tù, hành hạ, giết chóc.
 

Giữa hai nhân vật đang đứng nhìn nhau tại quảng trường Thiên An Môn, một người, Khổng Tử, thì đề cao thuyết chính danh, nghĩa là làm việc gì thì phải đủng với danh nghĩa của việc đó, còn kẻ kia, Mao Trạch Đông, là kẻ bất chính, chuyên môn mượn danh nghĩa làm việc này nhưng thực ra là nhắm vào việc khác.

Minh Đức

Bình Luận:

Tượng Khổng Tử đã không tồn tại lâu ở quảng trường Thiên An Môn. Một thời gian ngắn sau khi đặt tượng Khổng Tử ở Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc đã dời tượng Khổng Tử vào sân trong của một thư viện nơi ít có người lui tới. 


No comments:

Post a Comment