Ngày 27 tháng 7 năm 2012, có 42 người dân gửi thư cho Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xin được phép biểu tình phản đối Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ không xin biểu tình chống nhà nước của họ mà họ xin biểu tình chống ngoại bang xấm lấn đất nước. Tuy mục đích của việc làm đơn chỉ là xin biểu tình chứ không phải là thử xem chế độ như thế nào nhưng phản ứng của chính quyền về đơn xin này nói lên bản chất của chế độ. Đơn xin này giống như là phép thử phản ứng hóa học, đem nhúng một que thử vào một chất hóa học, nếu que này chuyển sang màu xanh thì biết đó là chất gì, nếu que này chuyển sang màu đỏ thì biết đó là chất gì.
Việc biểu tình tuy không là chống lại chính quyền mà chỉ là phản đối kẻ xâm lăng là Trung Quốc mà cũng không được phép nói lên cách cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam là lối độc tài toàn trị giống như cách nhà Tần đã làm thời Chiến Quốc.
Thời Chiến Quốc, Thương Ưởng làm tướng quốc (tương đương với chức thủ tướng ngày nay) nước Tần, đã thay đổi pháp luật và ban hành luật mới . Sau khi ban hành luật mới, nhiều người dân tụ tập trước dinh quan tướng quốc than phiền là luật mới có nhiều điều bất tiện . Thương Ưởng sai lính bắt tất cả những người đó đem đầy ra biên giới bắt lao động cực nhọc.
Sau ba năm ban hành luật mới, xã hội đi vào kỷ luật. Nhiều người dân tụ tập trước dinh quan tướng quốc để khen ngợi là luật mới rất tiện lợi. Thương Ưởng cũng sai lính bắt tất cả những người đó đầy ra vùng biên giới và nói:
"Phận làm dân chỉ được làm theo lệnh chính quyền, chính quyền bảo gì thì cứ thế làm theo . Kẻ nào bàn tán là làm loạn pháp luật thì sẽ bị trừng trị".
Về sau này, Hàn Phi viết sách cũng có đoạn nói người dân tụ tập để ca ngợi công đức nhà vua là làm loạn pháp luật vì ca ngợi nhà vua là làm cho nhà vua cảm động mà thay đổi pháp luật nghĩa là làm ảnh hưởng đến việc làm ra luật của nhà vua.
Trong sách Hàn Phi, chương Ngoại Trừ Thuyết Tả Hạ có đoạn viết:
"Tần Chiêu Vương đau, dân chúng mỗi lý (hai mươi lăm nhà là một lý) chung nhau mua bò và nhà nào cũng cầu nguyện cho vua hết bệnh. Công Tôn Thuật ra ngoài thấy vậy, bèn vào mừng vua: "Trăm họ đều chung nhau mỗi lý mua bò để cầu nguyện cho vua hết bệnh". Chiêu Vương sai người đi hỏi, quả có như vậy, ra lệnh: "Phạt mỗi lý phải nộp hai áo giáp (bằng da tê ngưu). Không ra lệnh mà tự ý cầu nguyện là thương quả nhân . Họ thương quả nhân thì quả nhân cũng phải đổi pháp luật mà làm vừa lòng họ, như vậy pháp luật không đứng được, sẽ đưa tới loạn và mất nước. Không bằng phạt mỗi lý hai áo giáp mà làm cho nước được trị trở lại".
Trong sách Hàn Phi, chương Ngoại Trừ Thuyết Tả Hạ có đoạn viết:
"Tần Chiêu Vương đau, dân chúng mỗi lý (hai mươi lăm nhà là một lý) chung nhau mua bò và nhà nào cũng cầu nguyện cho vua hết bệnh. Công Tôn Thuật ra ngoài thấy vậy, bèn vào mừng vua: "Trăm họ đều chung nhau mỗi lý mua bò để cầu nguyện cho vua hết bệnh". Chiêu Vương sai người đi hỏi, quả có như vậy, ra lệnh: "Phạt mỗi lý phải nộp hai áo giáp (bằng da tê ngưu). Không ra lệnh mà tự ý cầu nguyện là thương quả nhân . Họ thương quả nhân thì quả nhân cũng phải đổi pháp luật mà làm vừa lòng họ, như vậy pháp luật không đứng được, sẽ đưa tới loạn và mất nước. Không bằng phạt mỗi lý hai áo giáp mà làm cho nước được trị trở lại".
Chính sách của nhà Tần bắt dân chỉ được làm những gì mà nhà nước ra lệnh mà thôi, còn những gì mà nhà nước không ra lệnh làm mà tự ý làm thì sẽ bị phạt là xem dân như là công cụ của chính quyền. Chính quyền sử dụng dân như sử dụng món đồ vật để phục vụ cho lợi ích của chính quyền. Dân chỉ được làm theo mà thôi, còn dân sướng hay khổ thì không ai được quyền kêu ca.
Chính sách dùng dân như công cụ đã đem lại sức mạnh cho nước Tần. Nước Tần đã có nền kinh tế mạnh và quân đội mạnh để đánh thắng sáu nước khác thời Chiến Quốc . Nhưng rồi chế độ nhà Tần bị dân nổi lên khắp nơi để lật đổ. Đó là vì chế độ đó không cho phép dân được phát biểu mà cứ dùng sức mạnh cưỡng bách dân phải phục vụ cho những điều nhà nước muốn. Khi người khắp nơi nổi loạn, người dân không ai đứng ra bênh vực, bảo vệ triều đình, mà chỉ có quan quân vì nhiệm vụ mà phải làm, vì ngay cả việc bày tỏ lòng thương vua họ cũng bị cấm thì họ không xem đó là chính quyền của họ.
Đến thế kỷ 20, nước Nga cũng áp dụng chính sách cai trị xem dân như công cụ và đã trở thành cường quốc thứ hai về quân sự trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Trước khi đảng Cộng Sản Nga áp dụng chính sách dùng sức mạnh cưỡng bách toàn dân, thì thời Nga Hoàng, Nga chỉ đứng hạng thứ năm hay thứ sáu so với các nước khác trên thế giới. Nhưng cuối cùng thì chế độ tại Nga cũng bị dân nổi lên phản đối và những rối loạn về kinh tế khiến cho chế độ cưỡng bách dân phải bị xóa bỏ.
Tại Phi Châu, đại tá Muammar Gaddafi sau khi lật đổ vua Idris năm 1969 cũng dùng chính sách độc tài cưỡng bách dân và cũng canh tân hóa được đất nước và có quân đội mạnh. Cuối cùng chế độ Gaddafi cũng bị dân nổi lên lật đổ giống như chế độ nhà Tần. Chế độ của đại tá Gaddafi cũng cưỡng bách dân làm những điều nhà nước muốn mà không để cho dân được tự do phát biểu.
Tại vùng Trung Đông, nước Syria cũng được cai trị theo lối độc tài khi năm 1970, bộ trưởng Quốc Phòng Hafez al-Assad dùng sức mạnh đoạt lấy quyền lực và cai trị suốt ba mươi năm cho đến khi ông ta qua đời năm 2000. Con ông là Bashar al-Assad lên kế vị. Mặc dù chính sách cai trị độc tài đã đem lại sự canh tân nước Syria ở mức độ nhất định nhưng đến năm 2011, người dân Syria nổi lên chống lại chính quyền. Tại Lybia và tại Syria, sự nổi dậy của người dân giống như người dân nổi dậy chống lại chế độ nhà Tần ở chỗ có nhiều đám nổi dậy cùng đứng lên cùng một lúc ở khắc nơi. Nhà nước thành công trong việc không cho dân có khả năng thành lập tổ chức mạnh để chống nhà nước, nhưng khi dân không còn chấp nhận chính quyền đó nữa thì có những cuộc nổi dậy tự phát của nhiều nhóm không có liên hệ gì với nhau, mà chỉ nhân cơ hội có loạn mà nổi lên.
Các chế độ nhà Tần và chế độ độc tài của Phát Xít Ý, Đức Quốc Xã đã bị sụp đổ sớm nên không tồn tại đủ lâu như chế độ độc tài tại Liên Xô mà thấy rằng chính sách xem dân như công cụ cuối cùng đưa đến sự tụt hậu tại Liên Xô cả về mặt văn hóa lẫn mặt kỹ thuật, quân sự khi các nước Tây phương nhờ để cho dân tự do mà nảy ra nhiều sáng kiến, đưa đến cuộc cách mạng tin học vào thập niên 1980.
Chính sách độc tài xem dân như là công cụ chỉ có lợi nhất thời mà thôi.
Chính sách dùng dân như công cụ đã đem lại sức mạnh cho nước Tần. Nước Tần đã có nền kinh tế mạnh và quân đội mạnh để đánh thắng sáu nước khác thời Chiến Quốc . Nhưng rồi chế độ nhà Tần bị dân nổi lên khắp nơi để lật đổ. Đó là vì chế độ đó không cho phép dân được phát biểu mà cứ dùng sức mạnh cưỡng bách dân phải phục vụ cho những điều nhà nước muốn. Khi người khắp nơi nổi loạn, người dân không ai đứng ra bênh vực, bảo vệ triều đình, mà chỉ có quan quân vì nhiệm vụ mà phải làm, vì ngay cả việc bày tỏ lòng thương vua họ cũng bị cấm thì họ không xem đó là chính quyền của họ.
Đến thế kỷ 20, nước Nga cũng áp dụng chính sách cai trị xem dân như công cụ và đã trở thành cường quốc thứ hai về quân sự trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Trước khi đảng Cộng Sản Nga áp dụng chính sách dùng sức mạnh cưỡng bách toàn dân, thì thời Nga Hoàng, Nga chỉ đứng hạng thứ năm hay thứ sáu so với các nước khác trên thế giới. Nhưng cuối cùng thì chế độ tại Nga cũng bị dân nổi lên phản đối và những rối loạn về kinh tế khiến cho chế độ cưỡng bách dân phải bị xóa bỏ.
Tại Phi Châu, đại tá Muammar Gaddafi sau khi lật đổ vua Idris năm 1969 cũng dùng chính sách độc tài cưỡng bách dân và cũng canh tân hóa được đất nước và có quân đội mạnh. Cuối cùng chế độ Gaddafi cũng bị dân nổi lên lật đổ giống như chế độ nhà Tần. Chế độ của đại tá Gaddafi cũng cưỡng bách dân làm những điều nhà nước muốn mà không để cho dân được tự do phát biểu.
Tại vùng Trung Đông, nước Syria cũng được cai trị theo lối độc tài khi năm 1970, bộ trưởng Quốc Phòng Hafez al-Assad dùng sức mạnh đoạt lấy quyền lực và cai trị suốt ba mươi năm cho đến khi ông ta qua đời năm 2000. Con ông là Bashar al-Assad lên kế vị. Mặc dù chính sách cai trị độc tài đã đem lại sự canh tân nước Syria ở mức độ nhất định nhưng đến năm 2011, người dân Syria nổi lên chống lại chính quyền. Tại Lybia và tại Syria, sự nổi dậy của người dân giống như người dân nổi dậy chống lại chế độ nhà Tần ở chỗ có nhiều đám nổi dậy cùng đứng lên cùng một lúc ở khắc nơi. Nhà nước thành công trong việc không cho dân có khả năng thành lập tổ chức mạnh để chống nhà nước, nhưng khi dân không còn chấp nhận chính quyền đó nữa thì có những cuộc nổi dậy tự phát của nhiều nhóm không có liên hệ gì với nhau, mà chỉ nhân cơ hội có loạn mà nổi lên.
Các chế độ nhà Tần và chế độ độc tài của Phát Xít Ý, Đức Quốc Xã đã bị sụp đổ sớm nên không tồn tại đủ lâu như chế độ độc tài tại Liên Xô mà thấy rằng chính sách xem dân như công cụ cuối cùng đưa đến sự tụt hậu tại Liên Xô cả về mặt văn hóa lẫn mặt kỹ thuật, quân sự khi các nước Tây phương nhờ để cho dân tự do mà nảy ra nhiều sáng kiến, đưa đến cuộc cách mạng tin học vào thập niên 1980.
Chính sách độc tài xem dân như là công cụ chỉ có lợi nhất thời mà thôi.
No comments:
Post a Comment