Sunday, March 29, 2020

DHA có vai trò gì với sức khỏe?

Các loại thực phẩm có chứa DHA


Tên gọi đầy đủ của DHA là Docosa Hexaenoic Acid, là một acid béo thuộc nhóm omega-3. Cũng giống như các acid béo không no cùng nhóm, DHA rất cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ, thị giác và hệ xương của cơ thể người. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì DHA trong thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng.

1. DHA là gì?

DHA là một acid béo thuộc nhóm acid béo Omega-3 (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3) rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của con người, giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ.

Cơ thể người không thể tự tổng hợp được DHA mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bổ sung DHA trong thai kỳ bằng cách uống các loại sữa bầu và vitamin tổng hợp hoặc các loại viên bổ sung DHA riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể nhất.

2. DHA có tác dụng gì?

Trên thực tế, có nhiều người không biết DHA là gì và có tác dụng gì, tuy nhiên, để có thể phát triển toàn diện thì DHA nắm giữ vai trò rất quan trọng.

  
Vai trò của DHA đối với trẻ em

Trẻ em rất cần được bổ sung DHA vì đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, DHA chiếm tỉ lệ cao trong võng mạc và là nơi tổng chỉ huy sự nhìn của mắt.

DHA rất quan trọng với việc phát triển trí não, giúp cho quá trình phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh và chỉ số IQ của trẻ. DHA được đánh giá là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ của trẻ, nó chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu như trong quá trình phát triển của trẻ không được cung cấp đầy đủ DHA thì sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với bình thường.

Đặc biệt, DHA trong thai kỳ được bổ sung đầy đủ cũng có tác dụng rất lớn giúp tăng khối lượng xương. Khoa học đã chứng minh, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh, nó giúp tham gia vào việc cấu tạo khung xương của trẻ và duy trì và tăng khối lượng xương, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương tối đa bằng việc bằng mức Ca và tác động tới sự sinh ra và hoạt tính của tạo cốt bào.

  
DHA với người trưởng thành

DHA có rất nhiều tác dụng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vậy đối với người trưởng thành thì DHA có tác dụng gì? Nếu được bổ sung đầy đủ chất này, người trưởng thành, đặc biệt là bà mẹ sau sinh sẽ giảm được tỷ lệ suy nhược sau khi sinh.

Ngoài ra, DHA cũng giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride máu, dự phòng xơ vữa động mạch và bệnh nhồi máu cơ tim ở trẻ em lớn và người trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng trước và khi đang mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung các chất, đặc biệt là DHA trong thai kỳ để em bé có thể phát triển toàn diện nhất.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì trong thời gian mang thai, tùy vào từng giai đoạn, thai phụ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình 1 ngày thai nhi sẽ cần khoảng 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đối với những trẻ sơ sinh và sinh non sẽ đòi hỏi được cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA.

Sau khi sinh khoảng 45 ngày thì lượng DHA có trong sữa mẹ chiếm khoảng 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì trẻ không được bú mẹ nên phải lựa chọn các thức ăn thay thế sữa mẹ có bổ sung các loại acid béo nói trên.

Bổ sung DHA trong thai kỳ bằng cách nào?

DHA nằm trong nhóm các acid béo omega-3 thiết yếu của cơ thể, do vậy nếu thiếu omega 3 sẽ dẫn đến rất nhiều các nguy cơ bệnh tật và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ thể con người.

Đối với phụ nữ mang thai, việc thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như trầm cảm sau sinh và các vấn đề về xương, mãn kinh.

Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt DHA sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, đồng thời cũng làm hạn chế mức độ thông minh và phát triển não bộ của trẻ. Chính vì thế, việc bổ sung DHA trong thai kỳ thông qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ và sữa mẹ khi chào đời đóng vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho trẻ có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển tốt nhất.

Một số thực phẩm giúp bổ sung DHA trong thai kỳ tốt nhất bao gồm:
  
Các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi, mẹ bầu nên ăn cá biển mỗi tuần khoảng 300gram để bổ sung đầy đủ DHA tự nhiên và tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân;
  
DHA có trong lòng đỏ trứng gà, tuy nhiên, khi mang thai mẹ bầu chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, tuyệt đối không nên ăn trứng lòng đào và trứng đánh bông;
  
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó...;
  
Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xoăn... cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày.



DHA và EPA - Những dưỡng chất quyết định sự thông minh của bé từ trong bụng mẹ

Các chuyên gia cho biết, acid béo Omega-3 (bao gồm DHA, EPA) rất cần thiết cho thai nhi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Người mẹ trong quá trình mang thai, nếu được cung cấp đầy đủ DHA và EPA qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung, sẽ giúp thai nhi phát triển trí não, đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và có trí nhớ tốt.

Công dụng của DHA và EPA đối với thai nhi

DHA và EPA được đánh giá là có vai trò cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình phát triển thai kỳ, sơ sinh, và khi trưởng thành. Những trẻ được bổ sung đầy đủ DHA, EPA từ khi trong bụng mẹ và những năm đầu đời đều có khả năng phát triển về não bộ và tư duy hơn hẳn so với những trẻ không được bổ sung đầy đủ DHA, EPA trong giai đoạn tương tự.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tiến hành trên những em 30 tháng tuổi cho thấy, những trẻ đã từng được nhận một lượng lớn DHA, EPA từ bào thai sẽ phát triển hệ thần kinh vận động tốt hơn. Hơn nữa, trong 5 năm, những trẻ này luôn có khả năng tập trung cao hơn so với những trẻ được bổ sung ít DHA, EPA. Hiện nay, đã có tới hàng nghìn công trình nghiên cứu đề cập tới vai trò của DHA, EPA với sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Ngoài những lợi ích lớn đối với não bộ, bộ đôi DHA và EPA cũng được ghi nhận là có vai trò tích cực đối với sự phát triển thị giác và sự tăng cân ở trẻ.

Thực phẩm giàu Omega-3 cho bà bầu.

Hàm lượng DHA và EPA cần thiết mỗi ngày cho mẹ bầu

Các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên dùng khoảng 200mg Omega-3 (bao gồm cả DHA và EPA) mỗi ngày khi mang thai. Quá trình bổ sung này nên được bắt đầu ngay khi mẹ phát hiện có thai, trong suốt thai kì và 6 tháng sau khi sinh. Nếu mẹ không có điều kiện để bổ sung DHA và EPA trong suốt thời kỳ mang thai thì có thể bắt đầu bổ sung từ tháng thứ 4 đến hết thai kỳ và đặc biệt quan trọng là trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối) vì đây là giai đoạn hoàn thiện não bộ của thai nhi.

Mẹ bổ sung DHA và EPA bằng cách nào

Mẹ có thể tham khảo các cách sau để bổ sung DHA cho bản thân, giúp cung cấp đầy đủ và cân đối lượng DHA và EPA cho thai nhi:

Thông qua chế độ ăn uống: DHA và EPA có nhiều trong hải sản đặc biệt là cá, tuy nhiên trong một vài loại cá biển có chứa thủy ngân có thể gây nhiễm độc thai nghén khi ăn nhiều. Vì vậy, tốt nhất là mẹ bầu nên ăn cá vừa phải, đặc biệt là nên tránh hoặc hạn chế tối đa ăn cá biển trong 3 tháng đầu.

Sử dụng sữa dành riêng cho bà bầu: Hầu hết các sữa cho mẹ bầu đều có thành phần DHA và EPA, tuy nhiên mẹ nên chú ý đến hàm lượng 2 chất này trong sữa.

Sử dụng các loại vitamin tổng hợp có bổ sung DHA và EPA cho mẹ bầu: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bổ sung DHA và EPA cho phụ nữ  mang thai. Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ nên tìm hiểu sản phẩm cẩn thận như tìm những thương hiệu có uy tín, có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng trước khi sử dụng.

Tham khảo hàm lượng Omega-3 trong thức ăn:

    120g cá hồi = 2400mg Omega-3
    95g cá ngừ đóng hộp = 220mg Omega-3
    2 quả trứng = 80mg Omega-3
    120g đậu hũ = 400mg Omega-3
    1 viên PreIQ = 200mg Omega-3
    235ml sữa đậu nành = 400mg Omega-3


No comments:

Post a Comment