Friday, February 26, 2010

Nước trị hay loạn là tại người chứ không phải tại pháp

 Minh Đức
Khổng Tử

Pháp độ của vua Vũ nay vẫn còn mà nhà Hạ không đời đời làm vua, cho nên pháp không thể một mình nên việc, lệ không thể tự nó mà thành công; được người hay thì còn, không được người hay thì mất. Pháp là cái ngọn của sự trị dân, quân tử (tức người tài đức) là cái gốc của pháp. Cho nên có người quân tử thì pháp tuy tỉnh lược mà có thể đủ để thi hành trong mọi trường hợp; không có người quân tử, thì pháp tuy đầy đủ mà thì hành trước sau không nhằm, không kịp ứng phó với sự biến đổi của thời thì cũng đủ hỗn loạn.



 Nước trị hay loạn là tại người chứ không phải tại pháp

Minh Đức


Khi các nước cộng sản Ðông Âu và Nga từ bỏ chế độ chuyên chính vô sản để tổ chức chính quyền theo chế đân chủ đa nguyên, có nhiều đảng cùng hoạt động và công nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng, tự do kinh tế của người dân thì người ta nghĩ rằng các nước này rồi đây sẽ tạo cho dân một đời sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn. Sau gần một thập niên, người ta thấy không phải nước Ðông Âu nào cũng có đời sống khá hơn hồi chế độ cộng sản. Tại tất cả các nước này, người dân đều có quyền ăn nói, không còn sợ bị công an chìm nổi rình rập bắt bớ, nhưng chỉ có một số thành công trong việc tạo cho dân môt. đời sống hạnh phúc hơn, có nước hiện nay tình trạng kinh tế còn tệ hại hơn. So sánh hai nước Ba Lan và Nga để làm thí dụ. Trong khi nền kinh tế Ba Lan tăng trưởng đều đặn 7% mỗi năm mặc dù chính quyền được chuyển giao qua tay nhiều đảng qua các cuộc bầu cử trong khi đó tại Nga tình hình kinh tế rất là tồi tệ, nhiều người dân sống thiếu thốn. Tại sao nền dân chủ không đem lại ấm no hạnh phúc như là người dân Nga từng mong muốn? Xét kỹ về cách làm việc của chính quyền từng nước thì người ta có thể thấy là mặc dầu cùng tổ chức chính quyền theo chế độ dân chủ nhưng chính quyền các nước có chính sách và làm việc không giống nhaụ Ðó là vì những người cầm quyền không giống nhaụ Họ khác nhau về tính tình, về đạo đức cũng như về tài năng, kiến thức. Nhìn qua các nước có nền chính trị dân chủ từ lâu ta cũng thấy có sự khác biệt giữa chính sách của nước Mỹ, Canada, Pháp, Ý hay Ðức. Ðó là vì con người tại các quốc gia đó phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội.

Như vật ta có thể thấy sự thành công của môt. quốc gia cũng tùy thuộc và con người như là tùy thuộc vào cách tổ chức chính quyền vậỵ

Cuộc tranh chấp giữa thế giới tư bản và cộng sản đôi khi làm cho người ta quá chú ý đến sự khác biệt giữa cách tổ chức chính quyền và nền kinh tế mà quên đi yếu tố con người trong sự điều hành quốc gia.

Xin giới thiệu với các bạn một cái nhìn của Nho giáo trong vấn đề trị quốc: coi con người là yếu tố quan trọng nhất và căn bản trong việc làm cho quốc gia được thịnh trị.

Khi nói là:

"Nước trị hay loạn là tại người chứ không phải tại pháp" thì điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần phải thay đổi chế độ chính trị, chỉ chú trọng đến việc giáo dục con người mà thôi mà điều đó nói lên rằng chỉ thay đổi chế độ mà thôi vẫn chưa đủ. Cần phải có con người tốt thì mới đem lại thịnh trị cho đất nước.

Tuân Tử

Ðoạn văn sau đây tric'h trong sách Tuân tử, Nguyễn Hiến Lê dịch, nói về những đức tính cần thiết của nhà lãnh đạọ Trong hàng ngàn năm những tiêu chuẩn này đã được người dân những nước nằm trong ảnh hưởng Nho giáo dùng để đánh giá các vị lãnh đạo cũng như để cho thấy muốn trị quốc thì cần phải bắt đầu từ đâu:

"Có ông vua loạn, chứ không có nước loạn, có người làm cho nước hóa trị, chứ không có pháp luật làm cho nước trị. Phép bắn cung của Hậu Nghệ không hề mất mà người sau học pháp Hậu Nghệ, không phải đời nào cũng có được người như Hậu Nghệ. Pháp độ của vua Vũ nay vẫn còn mà nhà Hạ không đời đời làm vua, cho nên pháp không thể một mình nên việc, lệ không thể tự nó mà thành công; được người hay thì còn, không được người hay thì mất. Pháp là cái ngọn của sự trị dân, quân tử (tức người tài đức) là cái gốc của pháp. Cho nên có người quân tử thì pháp tuy tỉnh lược mà có thể đủ để thi hành trong mọi trường hợp; không có người quân tử, thì pháp tuy đầy đủ mà thì hành trước sau không nhằm, không kịp ứng phó với sự biến đổi của thời thì cũng đủ hỗn loạn. Không hiểu ý nghĩa của pháp mà chỉ tu chính những điều văn của pháp, thì pháp tuy nhiều, rộng mà lâm sự tất rối; cho nên ông vua sáng thì gấp tìm cho được người hiền; ông vua tối thì gấp tìm cho được vị thế mạnh, gấp tìm cho được người hiền thì thân nhàn mà nước trị, công to mà danh đẹp, cao thì có thể thành nghiệp vương, thấp thì nghiệp bá; không gấp tìm cho được người hiền mà gấp tìm cho được vị thế thì thân mệt mà nước loạn, công hỏng mà danh nhơ, xã tắc bị tiêu diệt."

"Ðiều luật (điều văn của pháp luật) trong đạo trị nước ví như dòng nước, chứ không phải là nguồn, người quân tử (người trị nước, cầm mệnh quốc gia) mới là nguồn, các quan thì giữ điều luật, người quân tử thì bồi dưỡng nguồn. Nguồn trong thì dòng trong, nguồn đục thì dòng đục. Cho nên người trên mà thích lễ nghĩa, chuộng người hiền tài, dùng người giỏi, không tham lợi, thì người dưới tất phải nhún nhường, trung thành, tín thực mà cẩn thận giữ bổn phận."

"Xin hỏi về đạo làm vua (người lãnh đạo quốc gia)"

"Ðáp:

Dùng lễ mà phân bố cho khắp, chứ không tự tư."

"Thánh vương xưa xét kĩ lễ mà phân bố rộng rãi khắp thiên hạ, không một cử động nào không thỏa đáng; người quân tử cung kính mà ung dung chứ không sợ sệt; nghèo khó mà không bo bíu, giàu sang mà không kiêu ngạo, gặp biến mà không bế tắc, đó là vì đã xe"t kĩ lễ vậỵ"

Ðọc đoạn trên của Tuân Tử ta thấy đức tính muôn đời của nhà lãnh đạo là phải có công tâm, đừng để lòng tự tư, tự lợi xen vào khi quyết định việc nước. Phân phối của cải trong nước cho đều khắp, công bằng là điều đời nào, chế độ nào cũng phải làm. Phong trào cộng sản nổi lên cũng vì lòng tự tư, tự lợi đưa đến sự bất công của xã hội tư bản, mà phong trào cộng sản suy sụp cũng là vì các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ lo cho tham vọng bành trướng quyền lực mà không chăm lo cho hạnh phúc nhân dân.

Xin đọc tiếp Tuân Tử:

"Xin hỏi về đạo trị nước."

"Ðáp:

Chỉ nghe nói có phép sửa mình, chứ chưa nghe nói có đạo trị nươc. Ông vua làm khuôn phép cho dân, vua giống như cái nêu (dò bóng); nên ngay thì bóng cũng ngay; vau giống như cái mâm (hoặc cái thùng); mâm (hoặc thùng) tròn thì nước cũng tròn; vua giống như cái chậu, chậu vuông thì nước trong chậu cũng vuông. Vua thích bắn thì bầy tôi lột trần vai áo mà quyết xông lên; Sở Trang Vương thích người lưng thon mà trong triều bèn có nhiều người nhịn đóị Cho nên nói: "Chỉ nghe nói có phép sửa mình, chưa nghe nói có đạo trị nước".

"Vua là nguồn của dân, nguồn trong thì dòng trong, nguồn đục thì dòng đục. Vua không yêu dân, không làm lợi được cho dân mà lại mong dân thân yêu mình, thì tất không thể được. Dân không thân yêu mình mà lại mong dân hết lòng với mình, chết cho mình, thì tất không thể được. Dân không hết lòng với mình, không chết cho mình mà lại mong có quân mạnh, thành vững thì tất không thể được. Quân không mạnh, thành không vững mà lại mong kẻ địch không đến đánh, thì tất không thể được. Ðịch đến đánh (trong điều kiện đó) mà lại mong không mất đất, không diệt vong thì tất không thể được."

"Cho nên vị nhân chủ muốn mạnh, vững và yên vui thì không gì bằng quay về cầu ở nơi dân; muốn dân qui phụ mình thì không gì bằng quay về cầu ở nơi chính sự. Muốn sửa sang quốc gia cho đẹp đẽ thì không gì bằng tìm người hiền tài."

Ðạo là gì?

Ðáp:

Là đạo làm vua.

Vua là gì?

"Ðáp:

Là người khéo hợp quần."

"Khéo hợp quần là thế nào?"

"Ðáp:

Là khéo nuôi nấng người, khéo "cai trị" người, khéo cất nhắc người, khéo che chở người, làm đẹp cho ngườị Khéo nuôi dưỡng người thì người thân yêu, khéo cai trị người thì người yên, khéo cất nhắc người thì ngươi vui, khéo che chở người, làm đẹp cho người thì vinh. Ðủ cả bốn điều đó, thì thiên hạ về với mình, thế gọi là khéo hợp quần."

"Làm vua, chả ai là không muốn mạnh mà ghét yếu, muốn yên mà ghét nguy, muốn vinh mà ghét nhục. Ðó là chỗ vua Vũ và vua Kiệt giống nhaụ Muốn được mạnh, yên, vinh và khỏi yếu, nguy, nhục, thì phải dùng cách nào?"

"Ðáp:

Phải cẩn thận lựa chọn vị tể tươ"ng, điều đó gấp hơn hết. Trí mà không nhân, không được; nhân mà không trí, cũng không được. Người vừa trí vừa nhân, đó là của báu của đấng nhân chủ, là vị phụ tárường cột của các vương, bá. Không gấp tìm cho được, là (vua) không trí, tìm được mà không dùng là (vua) kho&ng nhân. Không dược người mà mong thành công là ngu đệ nhất."

"Ðấng nhân chủ có mối lo là: Dùng người hiền làm việc mà để lũ bất tiếu bắt bẻ; dùng người trí lo tính mà để lũ ngu bàn ngang; giao trách nhiệm cho người đứng đắn biết phép mà để cho lũ nhơ nhớp, gian tà ngờ vực. Như thế thì có thành công được không? Trồng cây gỗ thẳng mà lại sợ bóng nó cong thì còn gì lầm bằng? Lời xưa nói: Nhan sắc người con gái đẹp là cái tai vạ của mấy cô xấu xí, kẻ sĩ công chính là vết lở loét của bọn chúng nhân, con người theo đạo là giặc cướp của lũ gian tà nhơ nhớp". Nay cho lũ gian tà nhơ nhớp bàn về cái tên "giặc" vốn bị chúng oán ghét, mà lại mong chúng không thiên lệch, thì hỏi có được không? Có khác nào trồng cây gỗ cong mà lại mong bóng nó thẳng, thật chẳng còn gì mê loạn bằng! Người xưa không thế. Người xưa lựa người phải có đạo, dùng người phải có phép. Ðạo lựa người là lấy lễ làm tiêu chuẩn; phép dùng người là phân chi thứ bậc."

Tuân Tử viết những lời trên trong thời Chiến Quốc, trong một khung cảnh các nước thôn tính lẫn nhaụ Nước nào cũng lo dồn hết tài nguyên vào việc quân sự để thôn tính nước khác, bành trướng lãnh thổ hoặc để tự vệ. Khi nhà lãnh đạo chăm chú vào việc binh bị thì họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của nhân dân. Kẻ ham bành trướng quyền lực giống kẻ ham làm giàu ở điểm là họ coi đại chúng như là phương tiện để họ tận dụng mà phục vụ cho tham vọng của họ. Nhà tư bản muốn công nhân của mình ăn ít, làm nhiều, sẵn sàng gác lại việc gia đình để lo sản xuất thì những nhà lãnh đạo xứ cộng sản cũng muốn dân ăn ít, làm nhiều, sẵn sàng gác lại việc gia đình để phục vụ cho đảng. Nhà vua ham mở mang đất đai muốn dân mình hy sinh hạnh phúc gia đình, bỏ bê công việc đồng áng mà đi lính chết cho mục tiêu của mình. Trong khung cảnh người dân bị hy sinh cho lợi ích của nhà vua, Tuân Tử lên tiếng kêu gọi các nhà vua phải lo nghĩ đến hạnh phúc của dân.
Tuân Tử lý luận rằng vua có yêu dân thì dân mới chịu chiến đấu cho vua, thì nước mới tồn tạị Ðiều ông nói không sai, nếu nó đặt trong hoàn cảnh nhà vua cai trị một cách khoan dung, không dùng sức mạnh cưỡng bách dân phục vụ cho mình mà chỉ mong dân mến mình mà phục vụ cho mình.

Nhưng theo lịch sử, cuối cùng thì nước Tần đã nhờ tổ chức hệ thống chính trị, xã hội trên căn bản dùng sức mạnh cưỡng bách dân sản xuất và chiến đấu cho nhà vua mà có một nền kinh tế và quân sự hùng mạnh để thôn tính sáu nước kia mà thống nhất Trung Hoạ Nhưng người đời sau cũng thấy rằng sở dĩ Tần diệt được sáu nước kia là vì vào lúc đó chính trị tại các nước đó thối nát, vua hôn ám, quan lại tham nhũng. Như vậy thì yếu tố con người là quan trọng nhất cũng vẫn đúng.

Rồi thì nước Tần thống nhất được đất nước được vài năm thì lại bị dân nổi loạn làm sụp đổ . Nguyên do là vì cách cai trị quá hà khắc, dùng dân đến kiệt lực. Khi Lưu Bang lên cầm quyền, Lưu Bang giữ lại nhiều cách tổ chức hành chánh, kinh tế của nhà Tần nhưng cai trị bớt hà khắc.

Xét đến thời nay, nét nổi bật nhất trong thế kỷ 20 là sự xung đột giữa tư bản và cộng sản. Trong khi mọi người chú ý đến sự khác biệt giữa hình thức tổ chức chính quyền và xã hội thì người ta có vẻ quên mất yếu tố đạo đức của con ngườị Ðiều hiển nhiên là chế độ chuyên chế vô sản và kinh tế xã hội chủ nghĩa cuối cùng cho thấy đã bất lực trong việc phát triển nhưng trong số các nước theo chế độ dân chủ thì không phải nước nào cũng thành công. Một số nước Nam Mỹ, Phi Châu cứ luân phiên trải qua chế độ dân chủ rồi sau đó bị đảo chánh để bị cai trị dưới bàn tay sắt của nhà độc tài rồi sau một thời gian người dân lại đòi dân chủ. Tại các nước đó, chính quyền dân chủ lợi dụng tự do trở nên thối nát, tham nhũng, xã hội hỗn loạn. Rồi thì một ông tướng đứng ra làm đảo chánh để lập lại trật tự. Sau một thời gian thì ông tướng này nắm nhiều quyền quá nên sinh ra lạm dụng quyền hành, tham nhũng. Người dân chán ghét lại nổi lên đòi dân chủ. Cái vòng lẩn quẩn không dứt giữa dân chủ và độc tài là hậu quả của sự thất bại về nhân sự.

Khi người dân sống dưới chế độ độc tài một thời gian thì họ muốn có người khác xứng đáng hơn. Chế độ dân chủ tạo điều kiện cho người dân có thể lựa chọn người cầm quyền. Nhưng nếu những khuôn mặt trong chính trường toàn là mặt tham nhũng, thối nát thì sự lựa chọn cũng không đem lại sự thay đổi như người dân mong muốn.

Khi nước Nga chuyển qua chế độ dân chủ thì nhiều người mừng rỡ mong muốn người dân nước Nga có đời sống khá hơn. Rốt cuộc ngày nay tầng lớp cầm quyền quá tham nhũng, không lo cải tiến nền kinh tế mà chỉ lo lấy của công bỏ túi. Những nhà giàu ở Nga chỉ bo bo nghĩ đến quyền lợi riêng tư của mình, trốn thuế, buôn lậu làm thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Số người nghèo cực ở Nga ngày càng đông và người ta lo sợ một cuộc đảo chính để lập lại chế độ độc tàị Nước Nga đang rơi vào cái lòng lẩn quẩn của các nước Nam Mỹ và Phi châu.

Trong khi đó thì tại Ba Lan chính quyền làm việc nghiêm chỉnh hơn nên kinh tế Ba Lan phát triển, các nước tin tưởng vào tương lai kinh tế Ba Lan nên đầu tư vào nhiềụ Ðời sống người dân hiện nay khá hơn thời cộng sản. Sự thành công này một phần do là chế độ, vì nhờ chế độ dân chủ mà dân Ba Lan có thể thay đổi lãnh đạo khi lãnh đạo cũ kém khả năng nhưng cũng nhờ yếu tố con người vì phải có người đàng hoàng thay thế thì mới khá hơn được.

Ai cũng muốn ở chợ có nhiều loại cá để chọn lựa hơn là chỉ có một loại và bắt buộc phải mua loại duy nhất đó. Nhưng nếu tất cả cá đều ươn thì dù cho có chọn lựa cũng vẫn bị ăn đồ dở.

Công việc của Tuân Tử và các nhà Nho là đào tạo những người có đạo đức ra làm việc nước, đó là công việc cung cấp cá tươi cho quần chúng lựa chọn. Còn chế độ dân chủ tạo ra cơ hội để quần chúng được lựa chọn.

No comments:

Post a Comment