Thursday, January 12, 2017

Mỹ: Trung Quốc không có quyền di chuyển và đem vũ khí vào Biển Đông

Ngoại trưởng tương lai của Mỹ, ông Rex Tillerson, nói với các thượng nghị sĩ Mỹ trong buổi điều trần để công nhận ông ta làm ngoại trưởng, về lập trường của ông ta về Biển Đông vào ngày 11 tháng 1 năm 2017. Theo ông Tillerson thì Trung Quốc đáng lẽ ra phải bị cấm đi vào các vùng đảo ở Trường Sa và không được đem trang thiết bị quân sự ra đó. Đây là một lập trường rất cứng rắn có thể đưa đến sự đụng độ về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.


Khi tuyên bố như trên ông Rex Tillerson đã ví việc Trung Quốc chiếm các đảo ở Biển Đông với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Khi ví như vậy thì ông Rex Tillerson xem việc Trung Quốc chiếm các đảo ở Biển Đông là hành vi xâm lăng lãnh thổ của nước khác. Không như Trung Quốc thường nói là đó là lãnh thổ từ lâu đời của Trung Quốc, Trung Quốc đem thiết bị quân sự ra đó hay đi vào đó cũng là điều tự nhiên.

Lời tuyên bố của ông Rex Tillerson mở lối cho Mỹ dùng tàu chiến, máy bay tấn công Trung Quốc khi Mỹ ra lệnh cho Trung Quốc không được tiếp tục đem vũ khí, thiết bị quân sự ra các đảo nhân tạo.

Chính quyền Obama trước đây không bao giờ tuyên bố là việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo là hành vi xâm lăng cả. Mà chỉ nói là Mỹ không can dự vào việc tranh chấp các đảo ở Biển Đông, Mỹ chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông mà thôi. Nhưng thái độ đó sẽ để cho Trung Quốc tiếp tục đem vũ khí ra các đảo nhân tạo để rồi khi họ có đủ trang bị, vũ khí thì họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không, tất cả máy bay, tàu đi vào vùng đó đều phải xin phép Trung Quốc. Lúc đó Mỹ muốn ngăn cản Trung Quốc thì khó khăn hơn vì Trung Quốc có đầy đủ vũ khí để chống cự.

Đó là lời tuyên bố của ông Rex Tillerson. Còn về thực tế thì cả Mỹ và Trung Quốc sẽ ráo riết đóng tàu mới để tăng cường lực lượng hải quân của mình. Anh cũng đang đóng hai hàng không mẫu hạm mới và sẽ đưa chiếc đầu tiên là Queen Elizabeth ra sử dụng vào 2020. Anh nói sẽ đem hàng không mẫu hạm mới tuần tra ở Biển Đông để hỗ trợ Mỹ bảo vệ tự do hàng hải. Giả sử sau này vì lý do nào đó Anh không đem hàng không mẫu hạm tuần tra ở Biển Đông thì khi có chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thì Anh cũng đứng về phía Mỹ. Anh cũng quan tâm đến việc Trung Quốc bành trướng trên biển. Úc cũng đặt hàng với Pháp đóng thêm 12 chiếc tàu ngầm mới nữa. Nhật cũng vẫn tiếp tục gia tăng ngân sách quân sự. Nhưng Nhật còn lo sản xuất vũ khí để phòng thủ trước đã. Nhật chú ý đến tàu đổ bộ, các loại phi cơ chở quân có khả năng cất cánh thẳng đứng và tàu ngầm. Đó là các loại vũ khí hữu dụng trong cuộc chiến tranh giành các đảo.

Sự chạy đua vũ trang sẽ bùng phát thành chiến tranh nếu một bên cho rằng cán cân quân sự đã nghiêng về phía mình. Còn nếu không ai chắc là mình sẽ toàn thắng khi xảy ra chiến tranh thì các bên vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang.

Minh Đức





No comments:

Post a Comment