Friday, January 27, 2012

Câu chuyện đời một nạn nhân ‘xuất khẩu lao động’



WESTMINSTER (NV) - “Cảm nghĩ của em cũng như của những người đã vượt thoát khỏi Việt Nam. Ðó là một cảm giác rất khó tả, vừa vui mừng, vừa hồi hộp, vừa lo lắng.”
Ðó là cảm nhận của cô Vũ Phương Anh khi đặt những bước chân tị nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ dưới sự giúp đỡ của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BP.SOS).

Cô Vũ Phương Anh, hình chụp trong những ngày còn tị nạn tại Thái Lan.




Những suy nghĩ đầu tiên
Khoảng 10 ngày sau khi làm quen với cuộc sống ở Mỹ, Phương Anh, nạn nhân của chương trình “xuất khẩu lao động” vẫn còn cảm thấy “ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vô cùng” với những tình cảm mà cô nhận được trên mảnh đất tự do này.
“Ðầu tiên em chỉ nghĩ Hoa Kỳ là một nơi cho mình tự do, chứ không nghĩ chính phủ Hoa Kỳ, những người Việt hải ngoại, những tổ chức đã bảo trợ, giúp đỡ cho em rất tận tình, đến em không ngờ nổi luôn. Họ lo cho đủ mọi thứ.”
Phương Anh kể, sau một chặng đường bay dài hơn 30 tiếng, khi xuống sân bay Mỹ, các anh chị ở tổ chức SOS và tổ chức IOM ra đón cô, và cho cô cảm giác “cứ như bước chân về nhà, vừa đến nhà đã có hàng xóm nghe thấy có người Việt đã ra đón ngoài cổng.”
Tình cảm của những người xa xứ dành cho đồng hương mới đến đã khiến Phương Anh “không nói được câu nào hết, em nhớ em chỉ nói được câu ‘cám ơn’ và khóc không thôi.”
Theo Phương Anh, phần đông hàng xóm nơi Phương Anh ở là “các bác H.O.”
“Lúc đầu họ không biết em là ai, nhưng khi thấy các anh chị bên tổ chức SOS quay phim, nên họ hỏi. Ðến lúc biết em là nạn nhân Cộng Sản, các bác H.O. ở đó coi em như con gái luôn.”
Những điều đó đã khiến Phương Anh nghĩ rằng có lẽ cô sẽ chẳng còn mong muốn dọn đi đâu nữa, bởi “bước chân đầu tiên của em đến đất nước Hoa Kỳ mà em đã nhận được những tình cảm như vậy thì làm sao mà quên được. Em chỉ biết nói cám ơn và sẽ cố gắng sống sao cho tốt với những tình cảm mà mọi người đã dành cho em.”
Hành trình “lao động xuất khẩu”
Phương Anh cho biết, cô xuất thân trong gia đình “không có được may mắn như mọi người.”
Nhà ở Lào Cai, bố mất sớm, mẹ bị tim, chị gái sang Trung Quốc tìm việc rồi mất tích, bản thân Phương Anh cũng chỉ được học hết lớp 5, và bắt đầu lao vào cuộc bươn chải mưu sinh kiếm tiền phụ mẹ từ năm 12 tuổi.
“Do nhà ở mạn Lào Cai nên em theo chủ hàng đi lấy bia, vải rồi xách hàng thuê cho người ta bỏ xuống thuyền và đẩy qua sông cho họ. Xong, họ cho tiền, khi 10 ngàn, khi 15 ngàn, nhiều nhất là 20 ngàn.” Phương Anh nhớ lại những năm tháng tuổi thơ lăn lộn kiếm tiền.
Theo người ta buôn gỗ, buôn gạo, buôn hàng may, rồi đi may giày, rồi đi bán quần áo... “Bao nhiêu các tỉnh miền Bắc em đã đi qua gần hết rồi, đi làm hết để kiếm thêm tiền thuốc trị bệnh tim cho mẹ.” Cô kể tiếp.
Ðến năm 2008, ở xã cho biết có chương trình đi “xuất khẩu lao động” sang may giày ở Jordan dành cho người thuộc diện “xóa đói giảm nghèo,” Phương Anh cũng như nhiều cô gái khác ở quê mình cũng cầm cố nhà cửa, ruộng vườn để vay ngân hàng số tiền gần 30 triệu đồng đóng thế chân để mong kiếm được một công việc sáng sủa hơn.
Lời hứa hẹn “mức lương $220/tháng, nếu không nghỉ ngày nào thì sẽ nhận thêm $20 tiền chuyên cần, $20 tiền trợ cấp xa nhà, thêm tiền này tiền kia cũng sẽ vào khoảng $280 đến $300/tháng, với thời gian 8 tiếng/ngày” quả là một số tiền mơ ước cho những người nghèo như Phương Anh.
Thế nhưng khi đặt chân lên xứ người, thì mọi việc đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều so với tất cả những gì được vẽ lên trong đầu cô, từ chuyện tiếp đón đến nơi ăn chốn ở, thiếu thốn tất cả mọi thứ. “Họ thu hết tất cả hộ chiếu, giấy tờ, và yêu cầu mọi người bắt tay vào làm việc ngay.”
Có điều, Phương Anh cũng như tất cả những công nhân khác không phải làm 8 tiếng mỗi ngày như lời nói lúc còn ở Việt Nam, mà mọi người phải làm việc mười mấy tiếng. Tuy nhiên, ai cũng cảm thấy rất vui, vì nghĩ rằng mình sẽ kiếm thêm nhiều tiền.
Cô kể, “Không ngờ sau 10 làm việc, em chỉ lãnh được $10 với lý do em mới sang, và trong thời gian thử việc. Ðiều này, trước đó không ai nói cả.”
Hỏi ra, những bạn bè khác cũng đều lãnh những mức lương vô lý như Phương Anh.
Cô nhớ lại, “Sau buổi tối hôm đó, tụi em cảm thấy bực tức, buồn bã, chán nản, và thất vọng vô cùng.”
Sau khi gọi về Việt Nam hỏi cơ quan chủ quản đưa người đi lao động và nhận được những lời giải thích không thỏa đáng, “tụi em, hơn 270 công nhân, quyết định đình công yêu cầu điều chỉnh mức lương.”
Ðỉnh điểm của cuộc đình công đó, các nữ công nhân Việt Nam đã bị cảnh sát Jordan đàn áp một cách dã man bằng dùi cui, Phương Anh đã dùng điện thoại di động của mình để quay lại hình ảnh đẫm máu đó.
 Vũ Phương Anh nằm bệnh viện ở Jordan
Phương Anh lại gọi về Việt Nam cầu cứu với nơi đã đưa những người như Phương Anh đi lao động, những họ chỉ bảo “hãy cứ đi làm và tắt máy.”
Thế nhưng khi phái đoàn đại diện phía Việt Nam sang Jordan, các công nhân cũng không nhận được bất kỳ sự trợ giúp gì.
Cuối cùng, theo yêu cầu, các nữ công nhân trở về nước.
Riêng Phương Anh đã trốn ở lại với sự giúp đỡ của tổ chức SOS bởi những lời hăm dọa: “Phương Anh sẽ bị bắt khi đặt chân xuống sân bay Việt Nam vì Phương Anh đã đứng lên vận động cuộc đình công này; tiếp tay cho bọn phi chính phủ, phá hoại tài sản công ty, đình công bất hợp pháp...”
Hành trình đến bến tự do
Trong thời gian ở lại Thái Lan, từ ngày 28 tháng 3 năm 1008, Phương Anh đã nhiều lần nhận được những cú điện thoại hăm dọa của những người xưng là đại diện cho phía nhà nước Việt Nam. “Họ mang cả gia đình, nhất là mẹ Phương Anh ra làm áp lực buộc Phương Anh trở về.”
Phương Anh tâm sự, “Khi sang đến đây em cảm thấy mình rất may mắn, và cảm thấy đau lòng khi nghĩ đến cảnh mẹ và những người thân còn kẹt lại. Em ước gì có phép màu nào để cả gia đình em được đoàn tụ ở đây thì em không còn ước mong gì hơn. Nhưng đó chỉ là ước mơ.”
Có lẽ, nhiều người Việt hải ngoại biết đến Phương Anh là biết đến một cô gái, nạn nhân của cái gọi là “xuất khẩu lao động” của nhà nước Việt Nam, người đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự vô trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình, như một kiểu “mang con bỏ chợ.” Nhưng, ít ai biết đến những nỗi riêng tư mà cô gái ấy phải đánh đổi cho sự lên tiếng của mình.
Ngày Phương Anh đi “xuất khẩu lao động,” cô để lại nhà người mẹ mang bệnh tim, đứa con gái lên 3 và 2 đứa con nuôi do chị cô mất tích, để lại.
Trong thời gian trốn lại ở Thái Lan chờ tổ chức BPSOS giúp sang Mỹ định cư, Phương Anh nhận được tin con gái 3 tuổi của mình “bị điện giật chết.”
“Ðó là ngày 1 tháng 8 năm 2008.” Người mẹ trẻ nghẹn ngào.
“Khi nghe tin, em không còn biết gì nữa hết. Em đã định chạy đường bộ trở về, nhưng bị mọi người chặn lại, sợ nguy hiểm cho chính em.”
Trong cơn tuyệt vọng, Phương Anh đã dùng đến thuốc ngủ để mong tìm cái chết. Tuy nhiên, người hàng xóm đã kịp thời cứu cô.
“Cảm xúc Phương Anh như thế nào trong khoảng thời gian đó?” Tôi hỏi.
Cô nhỏ giọng, “Là người theo đạo Công Giáo, em chỉ tin vào Chúa. Khi đó em chỉ biết cầu nguyện và nghĩ Chúa cho điều gì thì mình nhận, Chúa lấy đi cái gì mình cũng xin vâng. Chỉ biết như vậy thôi.”
Sau hơn một tuần vật vã, lúc tỉnh lại, cô lại nghĩ đến mẹ, đến hai đứa con nuôi, “nếu bây giờ mình chết đi thì mẹ mình sao đây, rồi 2 đứa con còn lại sao đây, mà mình chết đi thì coi như mình đầu hàng bọn Cộng Sản rồi. Do đó em lại nghĩ mình cần phải sống để cất lên tiếng nói tố cáo.”
Nghĩ vậy, và Phương Anh gắng gượng khuyên mình cần phải sống.
“Ðau lắm chị, điều đó sẽ ray rứt em cả cuộc đời. Chuyện tình cảm đã gãy đổ. Mình chỉ còn lại có đứa con. Nhưng vì cái khó, cái nghèo, mình mới phải để con lại đi làm kiếm tiền, để rồi con phải chết tức tưởi như vậy. Cả đời em sẽ không quên.” Người mẹ mất con thổn thức.
Tôi hỏi tiếp, “Biết Phương Anh sang Mỹ, mẹ có vui không?”
Giọng cô gái chùng xuống, “Mẹ em là người dân tộc, nên chẳng vui gì khi em xa quê. Suy nghĩ của một người phụ nữ dân tộc không giống đa số người Kinh đâu. Lại thêm mẹ em được người ta nói cho biết rằng, ‘Con bà là người theo bọn phi chính phủ, phản động’ thì sao mà vui được hả chị?”
Ôm ấp nỗi niềm làm “đứa con bất hiếu, mẹ ốm đau bệnh tật mà con không có bên cạnh để chăm sóc, lại để lại tất cả mọi công việc nhà cho mẹ gánh vác,” Phương Anh, sau giọng nói mạnh mẽ tố cáo những gì mà “bọn Cộng Sản đã gây ra” đã bật khóc khi nói về gia đình.
Có điều, cô gái đang được nhiều người biết đến trên các diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của người công nhân làm việc trên xứ người đó, lại đang mang nặng thêm nỗi đau của người mẹ không được con cái cảm thông.
“Em còn hai đứa con nuôi, một đứa 18 tuổi, một đứa 16 tuổi. Có người nói với nó là mẹ nó là ‘phản động,’ nên nó rất giận em. Em nói mãi nhưng nó vẫn không chịu hiểu, nó chuyển vào trường ở vùng sâu vùng xa đi học. Nó giận em nhiều lắm. Nó nói, “Con không muốn nói chuyện với mẹ nữa, mẹ đừng gọi cho con. Mẹ đã làm cho con xấu hổ, con thất vọng về mẹ.”
Phương Anh nói bằng giọng thảng thốt: “Em có tội gì để con mình nói với mình như thế chứ?”
Sau những khoảnh khắc bộc bạch nỗi lòng, Phương Anh cho biết, “Ai cũng bảo em đang ở thiên đường, nhưng thực lòng em vẫn chưa bao giờ vui, khi nghĩ về cảnh nhà của mình. Với Phương Anh, khi nào mẹ mình còn bên đó, khi nào con mình còn bên đó, và bao nhiêu bạn bè mình còn bên đó, sống dưới sự kềm kẹp đó thì lòng Phương Anh vẫn mãi không thanh thản.”

  Tố Cáo Hệ Thống Quyền Lực Sau Lưng Tham Tán Việt Cộng Nguyễn Xuân Việt
Phía dưới là những đoạn thâu âm giữa Tham Tán Đại Sứ Việt Cộng Nguyễn Xuân Việt với cô Vũ Phương Anh, một nữ lao động làm việc tại Jordan.
Chúng ta sống trong thế giới tự do, có lẽ chúng ta không thể tưởng tượng được những người tự nhận là đại diện cho đất nước VN lại giỡ trò côn đồ lưu manh hăm dọa, khủng bố đòi bằm nát một cô bé yếu đuối ngoài 20 tuổi.
Ở đây, NXV chỉ là một mắt xích trong hệ thống quyền lực của Nhà Nước CHXHCNVN, nếu chúng ta căn cứ vào lời hăm dọa của ông ta: "
Một là mày chết, hai là tao chết". Những cán bộ cao cấp nào nữa đang đứng đằng sau NXV này ??? Trung Tướng Bộ Công An Vũ Hải Triều và Trưởng Ban Tuyên Giáo Tô Huy Rứa, kiêm Ủy Viên Trung Ương Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản VN có liên hệ gì trong mắt xích này, vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Câu hỏi được đặt ra đối với Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng, nếu Dũng trong sáng, không dính vào mắt xích này, phải điều tra cặn kẽ những ai đằng sau lưng của NXV. Còn không, chính Dũng đã lãnh đạo cái mắt xích quyền lực, khủng bố theo kiểu cách Mafia này.

 
{{
- A lô
- A lô Phương Anh hả,
- Vâng, ai đấy
- Tôi đã nói với em bao nhiêu lần rồi, tất cả các việc mà em làm, tất cả anh đã biết rồi, bây giờ anh chỉ nói với em một điều như thế này thôi. Và bây giờ em không cần nghe ai hết, những người mà là thành phần phản động ấy.

- Ai là những người thành phần phản động ??? Anh nói ai là những người thành phần phản động ???
- Phản động như thế nào là em đã biết rồi, như cái bọn nước ngoài thì em đã biết, mà em đã biết những cái chuyện mà trước giờ em đã làm ấy. Và bây giờ anh chỉ khuyên em một điều như thế này, em không nên làm nữa. Ấy, bởi vì em biết hàng ngàn người ở Việt Nam và em biết xã hội Việt Nam như thế nào rồi. Bây giờ anh chỉ khuyên em có một điều như thế này, em nghe anh, không còn nghe cái bọn phản động ấy nữa. Tốt nhất là bây giờ em nghe cái lời khuyên của anh thì em sẽ còn có nhiều cơ hội để em có thể quay về, em có thể gặp gỡ gia đình, quay về với Việt Nam.
- Bây giờ, bây giờ ông phải nghe tôi nói nè, bây giờ tôi chẳng bao giờ tin những cái lời của ông nói, tôi biết bây giờ ông dụ dỗ tôi về để mà ông thủ tiêu tôi đúng không ??? Ông qúa lầm, ông qúa lầm, bây giờ ông phải biết tôi là ai và những công việc mà tôi đã làm. Ông đừng bao giờ mà đem những lời đe dọa ra để mà đe dọa tôi nhé. Tôi nói cho ông để ông hiểu.
- Này, này, Phương Anh này, từ từ để anh nói này. Nếu tất cả các việc em làm, mọi người đều biết hết rồi, em không thể từ chối... Em làm như thế nào những chuyện như thế nào thì em phải biết. Đấy, chỉ có điều cần em không liên lạc với bọn người ấy thì em sẽ còn rất nhiều cơ hội. Còn nếu, mà anh nói với em một điều như thế này, nếu mà em không nghe ấy thì anh sẽ sau này tìm đến nhà em, anh đã biết nhà em ở đâu, rồi em sẽ biết thân phận của em như thế nào và em sẽ không còn cơ hội quay về VN nữa.
- Tôi bây giờ tôi bây giờ nói để cho ông hiểu thêm nè. bây giờ, tất cả những việc tôi làm có cái gì sai trái không ??? hay là các ông đã đẩy tôi đến đường cùng. Bây giờ tôi không làm những cái gì sai trái, tôi chỉ vì là thương lao động để mà cứu được một số người như thế thôi, mà các ông gây ra cho tôi bao nhiêu những cái mà như thế. Các ông nên biết đừng bao giờ mà lôi mẹ tôi ra mà làm một con tin, nhá. Đừng bao giờ, tôi không bao giờ nghe những cái lời của ông nói.


- Nói như thế, tất cả những việc mày làm, tao điều biết hết rồi, còn bây giờ tao chỉ nói với mày một điều thôi, mày mà không nghe thì mày biết như thế nào rồi ấy, tao sẽ đến tận nơi của mầy ở. Đến lúc ấy mầy biết thân phận của mày. Nếu tao mà không tìm được mày ấy, thì tao phải chết, còn nếu tao tìm được mày, lúc đó mày phải biết như thế nào ??? Tao sẽ băm mày ra từng mảnh, mày biết chưa ???


- Bây giờ những lời tôi nói cho ông biết này, những lời đe dọa của ông đối với tôi bây giờ nó chẳng là một cái gì hết á, no' chỉ là những thành phần rác rưởi thôi. Nhá, khi mà mình làm được những gì thì mình hãy nói, còn đừng có đem những lời đe dọa. Mà tôi nói thật với các ông, nếu như mà ông giỏi thì ông bắt những thành phần đó lớn hơn tôi đi, sao ông lại đi truy lùng một đứa con nít như tôi. Tôi chỉ ngoài 20 tuổi, tôi chẳng có những gì sai trái đối với đất nước Việt Nam. Tại sao các ông đã gây ra cho tôi bao nhiêu như thế. Chính các ông đã dụ dỗ chúng tôi về nước VN, về đủ kiểu. Tôi nói thật tôi không quay về khi nào, khi nào nhá, mà trả lại cái công bằng tự do cho tôi và đất nước của tôi thì tôi mới quay trở về. Thế thì tại sao mà ông lại đe dọa tôi ??? Tất cả những lời nói của ông, thì là rồi ông sẽ biết, rồi sau này như thế nào không???

- Mày không thể nói nhiều như thế nữa. Những công việc ấy tao sẽ làm ấy và tao sẽ đến tận nơi, tao nói thật đấy.
- Ơ, bây giờ ông làm được cái gì thì ông cứ làm đi, ông muốn làm gì thì ông làm đi.
- Mày không nghe tao nói, thế là tất cả những gì hậu qủa mày đừng có trách tao.
- Tôi không bao giờ tôi nghe cái lời của bọn cộng sản nó nói. Tôi nói cho ông biết như thế, ông đừng có nên đe dọa tôi. Dù tôi chỉ là một cái đứa con nít nhá, nhưng mà nếu tôi có cái chuyện gì sai trái...
- Tao sẽ làm đấy, tao sẽ làm đến tận cùng đấy, lúc đó mày đừng trách ai cả...
- Thế thì ông làm cái gì tôi ??? Bây giờ tôi nói là ông muốn làm cái gì tôi ???
- Tao cho mày cơ hội, nếu mày không làm, không quay lại, nếu mày không suy nghĩ lại, thì những cái cơ hội này mày sẽ không bao giờ còn nữa mày hiểu không ??? Tao chỉ nói với mày một điều này thôi.
- Bây giờ ông nói cơ hội gì ??? Bây giờ ông nói cơ hội gì ??? Bây giờ các ông đã làm cho cái cuộc sống của tôi, sống không bằng chết...
- Tao nói với mày không theo cái bọn phản động ấy, cái bọn phản động là cái bọn nào mày đã thừa hiểu rồi.

- Cái bọn nào gọi là bọn phản động, tôi nói cho ông biết, những cái người mà đang là truy lùng, thí dụ như ông chẳng hạn, đấy gọi là những thành phần phản động, những thành phần gọi là rác rưởi, đấy nhá. Còn những thành phần thế nào tôi không biết, cộng sản với cộng hòa như thế nào hết. Nhưng bây giờ nè, dù cho rằng tôi chỉ vì là cứu cái mạng của tôi. Bây giờ làm cho cuộc sống của tôi, sống không bằng chết. Ông đừng có lên đây mà đe dọa, ông đừng có đưa những cái lời gọi là của cộng sản ra mà đe dọa tôi, tôi nói cho ông biết như thế, bây giờ tôi chẳng cần nói gì đến ông nhiều, nếu như mà ông có thể làm được gì tôi thì ông cứ làm đi.

- Tao không đe dọa mày đâu, mà tất cả các việc ấy tao sẽ làm là tất cả tao đã nói những việc ấy từ trước với mày rồi mày từ trước rồi, không phải nói nhiều nữa. Bây giờ tao chỉ nói thế thôi để mà mày hiểu.
- Tôi chẳng cần cái gì để nói với ông hết, tôi chẳng cần nói nữa.

- Bây giờ tất cả các cơ hội tao cho mày, tao nói cho mày để mày rõ, và bây giờ tất cả tao đã nói như thế rồi, và nếu mày làm được những việc ấy thì tao cho mày cơ hội, còn nếu không thì một là mày chết hai là tao chết. Đấy, tao sẽ tìm đến tận nơi, và tao sẽ băm mày ra từng mảnh. Đấy tao chỉ còn nói thế cho mày hiểu.
- Được rồi, được rồi, bây giờ nếu ông làm được cái gì thì ông cứ làm đi, tôi nghĩ ông nên đừng bao giờ ông nên gọi điện thoại đe dọa tôi nữa, nhá, và tôi cũng muốn nói, tôi đã nói là tôi sẽ không bao giờ sợ ông đâu.
- Tao sẽ không bao giờ gọi điện cho mày một lần nào nữa, mà bây giờ tất cả những việc làm của mày thì tự mày biết. Còn bây giờ nếu mà mày không thực hiện theo những lời đề nghị của tao nói ấy, thì mày sẽ biết số phận của mày, tao chỉ nói thế thôi.
}}
Câu chuyện khủng bố đòi băm xác một cô gái Vũ Phương Anh này không phải là chuyện nhỏ, mà nó là chuyện chung của các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nó liên quan đến việc vi phạm trắng trợn vào những nguyên tắc, nền tảng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Liên Hiệp Quốc đã công bố vào tháng 12 năm 1948, và nước CHXHCNVN là một thành viên sau đó, gia nhập vào năm 1977. Chúng ta đòi hỏi nhà nước CHXHCNVN phải điều tra làm sáng tỏ việc khủng bố trắng trợn này, đòi hỏi phải triệu hồi tên khủng bố NXV, cũng như đòi hỏi phải bảo vệ sinh mạng cho cô Vũ Phương Anh, nạn nhân trực tiếp dưới sự khủng bố thô bạo này. Mong rằng, qúy vị nào có quyền lực hãy giúp đỡ cô Vũ Phương Anh được tị nạn chính trị tại bất cứ quốc gia nào.
Ngày 24 tháng 7 năm 2009


Mylinhng@aol.com Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.blogspot.com
http://mylinhng.spaces.live.com/default.aspx

Yêu cầu phổ biến rộng rãi
Đả đảo VC bán nước
Đả đảo Trung Cộng xâm lược

****************************************************************

PS: Câu chuyện rất thương tâm về cô Vũ Phương Anh:



# Tiếng Khóc Của Vũ Phương Anh Trong Ngày Lễ Mẹ

Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong phòng 250 người, Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ của
http://paltalk.com, có một cô gái mang nick TrangGiayTrang đã cầm mic (microphone) lên chia sẻ cái cảm giác nỗi buồn mới mất mẹ trong thời gian gần đây. Với giọng run, với tiếng sụt sùi, cô TGT nhắc lại bàn tay trìu mến của mẹ hiền nắm chặt tay cô khi cô phải trải qua những giờ phút sanh tử trong bệnh viện. Phải chi còn có mẹ, cô sẽ dẫn mẹ đi đến bất cứ nơi nào mẹ thích trong Ngày Lễ Mẹ này như bao nhiêu năm qua, nhưng giờ đây, tất cả đã trở thành dĩ vãng. Những cảm xúc càng dâng tràn hơn, khi trên màn hình hiện ra rất nhiều những hình ảnh (icon) của bộ mặt khóc của những người tham dự, thảy lên diễn đàn khi người ta nghe được tiếng sáo có xen tiếng lòng nức nở, ai oán của cô TrangGiayTrang qua bản Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Những cảm xúc chưa lắng đọng dưới đáy tâm hồn, người ta lại nghe tiếng khóc nức nở của cô Vũ Phương Anh qua cái nick Cao Nguyen Xanh_1. VPA là một cô gái được đưa đi làm lao động bên Jordan. Với niềm mơ ước đơn giản kiếm được 300 đô một tháng để sửa lại mái nhà dột cho mẹ qua chánh sách Xóa Đói Giảm Nghèo của Nhà nước CHXHCNVN, nhưng ước mơ bình dị nhỏ bé đó đã không thực hiện được còn làm chia cắt tình mẫu tử. Muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời gian truân của VPA, mời qúy vị ghé vào trang nhà sau:
http://mylinhng.blogspot.com/2009/04/tin-ac-biet-ve-co-phuong-anh.html . Một cô bé chưa học qua lớp năm, mẹ cô chưa từng biết chữ, mà nắm bắt những tư tưởng vượt trội, nếu không nói là phi thường.
Qúy vị lắng nghe từng lời nói vàng ngọc của cô gái nhỏ bé này. Linh mong rằng những lời nói của VPA được dịch ra bằng tiếng Anh vì nó cũng là bằng chứng nói lên tội ác của nhà cầm quyền Việt Nam.
Dưới đây là những đoạn trong phần ghi âm với tiếng khóc nức nở, được đánh máy ra để qúy vị có thể tham khảo:
{{
Mẹ cháu ở bên cạnh cũng không có. Vì đâu mà có cái bức tường nào đã ngăn cách mẹ cháu với cháu như thế này. Bây giờ mẹ cháu chẳng có ở nhà. Cái bọn công an đó, nó đi lùng cháu không được bây giờ nó lùng mẹ cháu. Mẹ cháu bây giờ sống chui sống lủi, nhưng mà vẫn phải sống ở Việt Nam, không có về nhà. Càng như thế này, cháu càng cố gắng phấn đấu. Làm thế nào cháu biết, cháu có lỗi với mẹ nhiều lắm. Mẹ đã sinh ra cháu mà không gặp một bàn tay của một người đàn ông. Mẹ cháu 18 tuổi lấy chồng, 20 tuổi sinh ra cháu, 22 tuổi thì bố cháu mất. Cũng vì nghèo qúa không có tiền chữa bịnh nên bố cháu ra đi để lại 2 mẹ con.

Mẹ cháu cố gắng lắm để cho cháu ăn học nhưng chưa hết lớp 5. Cháu lại không được mẹ dạy cho học, vì mẹ cháu có biết chữ đâu mà dạy. Nhưng cái lòng của mẹ cháu dạy mà cháu đã ghi mãi ở trong lòng, không bao giờ quên cho được: "Nghèo cho sạch, rách cho thơm." Dù mình không biết chữ, nhưng mình phải biết nghĩ, mình phải biết sống cho có một cái tâm: "Mình nên sống vì mọi người, đừng nên sống bằng bản thân." Mẹ đã dạy cháu được từng đấy điều. Nghe lời mẹ dặn, cháu quên bản thân mình, cháu cứu hơn 100 lao động về nước.

Bây giờ, tiền thì mất, con thì chẳng thấy về. Mẹ sống mà bị công an lùng suốt. Cháu lên đây, cháu hỏi các cô các chú, cháu lên đây cháu có nói cái gì mà không đúng sự thật đâu, cháu nói đúng sự thật. Tại sao bọn người ấy lại làm bức tường ngăn cản mẹ con cháu như thế này. Mẹ cháu năm nay chỉ có 48 tuổi, là một người phụ nữ không có học, sự hiểu biết rất là chậm, nhưng với lòng sống chân thành. Đến bây giờ mẹ con cách xa nhau, mẹ trốn chui trốn nhủi ở Việt Nam, con thì sống trốn chui trốn nhủi ở xứ người. Nói đến đây, thật làm cho cháu càng uất ức và căm phẫn. Căm phẫn những người đã chia cách mẹ con cháu. Bây giờ cháu ốm, nằm một chỗ, ói ra máu, ước mong làm sao mẹ mình ở bên cạnh mình, chỉ nhìn thấy mẹ thôi, nhưng lại không có. Trong lòng chỉ mong làm sao mình nhắm mắt vào, khi mở mắt ra thì có mẹ bên cạnh. Cứ nhắm cứ mở, cứ nhắm cứ mở một năm nay rồi mà chẳng thấy mẹ đâu. Thử hỏi vì ai ??? Vì sao ??? Tại vì sao mà cháu phải như thế này ??? Hỏi các cô các chú tại vì sao mà cháu phải khổ như thế này ??? Cháu có mộng ước nhà cao cửa rộng gì đâu ??? Nhà cháu bị dột nát, mỗi lần mưa nó dột, mà mẹ thì yếu chẳng làm được, bố mất sớm. Cháu là con gái không có học, không giúp gì cho bố mẹ, nên làm thuê làm mướn chỉ đủ ăn. Cái nhà thì dột nát, cho nên nghe theo xóa đói giảm nghèo đi lao động mỗi tháng làm thêm được 300 đô. Chỉ mong làm sao đi làm 3 năm lấy tiền về lo cho mẹ để sửa lại cái nhà cho mưa nó khỏi dột. Thế mà bây giờ lại như thế này ngồi đây. Chúa ơi sao con lại khổ qúa ??? Mẹ ơi, con nhớ mẹ, con không biết còn có cơ hội mà gặp lại mẹ không ???
Cuộc sống như thế này, mỗi lúc như thế này, cháu chỉ mong bom bô cái mặt các tên quan chức chính phủ Việt Nam. Tại sao những người khổ như thế này mà lại không che chở cho người ta mà còn đàn áp dọa nạt người ta. Cháu đã bị bịnh, sống chui sống nhủi, cũng hè công an đi mà tìm. Đi tìm một người vô tội, một người mà là nạn nhân mà chúng nó đi tìm. Đau đầu lắm, cháu đau đầu lắm, nhưng không sao, cháu đã hứa với bản thân mình.
Trong lòng cháu cầu Chúa, cháu xin lỗi mẹ, rồi cháu cũng mất mẹ, không bao giờ nhìn thấy mẹ. Cháu hy sinh bản thân cháu, hy sinh bản thân mẹ. Hai mẹ con cháu sẽ hy sinh. Làm thế nào để làm một cái bằng chứng sống để cho cái bọn quan chức ở Việt Nam nó trắng mắt ra. Làm thế nào cho tất cả các bạn trẻ trên thế giới nghe thấy cái lời của Phương Anh, cùng các cô các chú làm thế nào để vạch trần cái bộ mặt Jordan. Và Phương Anh hy vọng một ngày rất gần, một ngày không xa nữa, chúng ta không phải nghe tới một Phương Anh thứ hai. Nhớ mẹ mà phải lên đây khóc, Phương Anh không muốn như thế. Phương Anh chỉ muốn là, mọi người làm thế nào để cho đất nước Việt Nam mình không còn những giọt nước mắt phẫn hận như cháu nữa. Không còn một người nào nhớ mẹ. Nhớ mẹ đây không phải là mẹ bị bệnh, không phải mẹ chết, vẫn còn mẹ, nhưng mà bây giờ là có một bức tường chắn cao lên không còn nhìn thấy mẹ nữa, không thể nào nhìn thấy. Cháu lúc khỏe lúc yếu, cháu sẽ cố gắng, cháu sẽ vượt qua được, cháu sẽ làm thế nào. Dù mẹ không còn nằm bên cạnh, nhưng dầu sao cháu cũng tự hào, cháu rất tự hào, vì ở trong này có rất nhiều bố nhiều mẹ, nhiều các cô các chú che chở cho Phương Anh. Cháu chỉ có một người mẹ sinh ra cháu, nhưng rất có nhiều các cô các chú ở trong này cũng là cha là mẹ tinh thần của cháu, che chở, giúp đỡ cháu, động viên cháu trong lúc cháu như thế này, làm
cháu không biết nói gì hơn, chỉ mong cháu có lời khuyên nho nhỏ đối với các bạn trẻ trên toàn thế giới: "Các bạn còn mẹ thì sống thế nào đừng để cho mẹ buồn. Mình làm thế nào để mang lại niềm vui cho mẹ." Không như Phương Anh bây giờ, Phương Anh từ ngày xưa là người con rất có hiếu với mẹ. Và bây giờ chỉ cần, nếu có một phép nhuộm mầu nào, chỉ cần đưa mẹ hiện diện trước mặt Phương Anh, để Phương Anh nói lời xin lỗi mẹ, chỉ thế thôi. Khó lắm, có chăng chỉ ở trong giấc mơ. Phương Anh mơ thấy mẹ, cùng mẹ đi làm, cùng mẹ ở nhà, cùng mẹ ăn cơm. Tất cả chỉ ở trong giấc mơ, mẹ chỉ hiện diện lên như thế thôi, còn không có, không có. Bây giờ ốm đau như thế, chỉ mong mẹ làm sao mẹ cầm tay Phương Anh như mẹ yêu cô Trang Giấy Trắng thì có lẽ sức khỏe của Phương Anh, cũng sẽ bớt đi phần nào, nhưng không có. Cháu chỉ mong mẹ lấy cho cháu cốc nước lọc thôi "uống đi", chỉ nói: "uống đi con", chỉ cần nghe mẹ nói thế thì Phương Anh cũng có thể nguôi ngoai phần nào. Nhưng bây giờ, vì ai ??? vì ai mà Phương Anh phải bịnh như thế này ??? Vì ai mà Phương Anh phải giam mình trong bốn bức tường, không bước ra ngoài. Bây giờ Phương Anh ở trong này nếu có mẹ, thì Phương Anh cũng sẽ ở nhà nguyên ngày với mẹ. Khi còn mẹ, Phương Anh chưa bao giờ làm cho mẹ buồn, chưa bao giờ để cho mẹ phải thất vọng. Nhưng mà đến bây giờ, Phương Anh nghĩ mình là một người con bất hiếu. Bất hiếu ở đây cũng chỉ vì Phương Anh muốn hy sinh bản thân mình để cho không còn ai mà bị như Phương Anh nữa, rơi vào cái bẫy xe đổ này. Mệt qúa, cháu xin trả lại mic ạ, cháu nhớ mẹ cháu vô cùng.
}}
Có thể đây là một Lê Thị Công Nhân thứ 2. Cô Vũ Phương Anh, không chỉ đấu tranh cho cá nhân mà cho tập thể 176 nữ dân oan Jordan đang ở trong nước. 176 dân oan này khi về nước họ đã bị đối xử rất tàn bạo. Có một người bị chết, có nhiều người vẫn còn bị thương, có nhiều người bị công an hăm dọa nếu họ cứ tiếp tục thưa kiện, khiếu nại, có nhiều người bị dàn cảnh đụng xe,... Đa số các dân oan này hiện trong tình trạng dở sống dở chết vì bị mắc nợ 2000-4000 đô mà họ không cách nào trả nỗi. Linh mong rằng chúng ta không ai có thể làm ngơ đối với niềm mơ ước nhỏ bé của cô bé này. Hãy làm trong khã năng của qúy vị. Hãy đưa tin này vào trang nhà của qúy vị, hãy thông dịch bản tin này, hãy gởi cho đến các nhà đấu tranh cho nhân quyền, cũng như các cơ quan quốc tế về nhân quyền, tranh đấu để đòi hỏi Vũ Phương Anh được đoàn tụ với mẹ của mình, một cô bé biết vâng lời và hiếu thảo với mẹ hiền. Hãy nhớ lời của VPA: "Cháu hy sinh bản thân cháu, hy sinh bản thân mẹ. Hai mẹ con cháu sẽ hy sinh. Làm thế nào để làm một cái bằng chứng sống để cho cái bọn quan chức ở Việt Nam nó trắng mắt ra." qủa là một phát súng thần công, sẵn sàng tuyên chiến một mất một còn với bạo quyền Hà Nội.


Ngày 10 tháng 5 năm 2009
Mylinhng@aol.com Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.blogspot.com/
http://blog.360.yahoo.com/
blog-tH0PEsY8Yqq7PCJDySm3jz_QGw--?cq=
Yêu cầu phổ biến rộng rãi
Đả đảo VC bán nước
Đả đảo Trung Cộng xâm lược

PS: 2 phần thâu âm tiếng nói của Vũ Phương Anh:
Phương Anh Audio 1
Phương Anh Audio 2
http://mylinhng.blogspot.com/2009/05/tieng-khoc-cua-vu-phuong-anh-trong-ngay.html

No comments:

Post a Comment