Friday, March 30, 2012

Độc tài CS có phải là do ảnh hưởng Nho Giáo

Tượng Khổng Tử bên Trung Quốc

Ngày nay, có một số người phát biểu rằng chế độ độc tài cộng sản là do ảnh hưởng của Nho Giáo vì Nho Giáo chủ trương dân phải phục tùng nhà vua, vì Nho Giáo là một hệ tư tưởng áp bức.

Chế độ độc tài cộng Sản có phải thực sự do ảnh hưởng của Nho Giáo?

Monday, March 19, 2012

Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn

Ảnh: giáo sư Nguyễn Văn Bông
Lời Tòa Soạn Dân Việt: Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của ông Vũ Quang Hùng - người đã theo dõi, lên phương án tấn công và trực tiếp dự trận đánh này. 

Vào cuộc

Trung tuần tháng 10 năm 1971, ngay sau khi nhận lệnh của cấp trên về mục tiêu cần diệt là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, việc đầu tiên là tôi điểm lại tất cả anh chị em trong đội do tôi (Vũ Quang Hùng, bí danh Ba Điệp) làm đội trưởng. Đội trinh sát võ trang mang bí số S1 hoạt động nội thành Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập chưa đầy một năm, gồm 11 người (kể cả tôi).

Sunday, March 18, 2012

Đặng Tiểu Bình và chiến tranh biên giới


Lời người dịch:Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

Tuesday, March 13, 2012

Vận động nhân quyền: Đâu là mục tiêu khả thi?

Thỉnh Nguyện Thư Nhân Quyền của cộng đồng Việt Nam do Nhạc Sĩ Trúc Hồ khởi xướng đã được đệ nạp Tổng Thống Barack Obama qua mạng của Tòa Nhà Trắng trong chương trình “We, The People – Your Voice in Our Government” (Chúng Ta, Những Người Dân – Tiếng Nói của Quý Vị trong Chính Phủ của Chúng Tôi) vào ngày 7/2/2012.

Monday, March 12, 2012

“Cứt” được khuấy lên khi Putin tranh cử


Đạo diễn phim Stanislav Govorukhin, trưởng ban vận động bầu ông Putin, mà nhiều người coi là “tiếng nói bên trong” của thủ tướng Nga đương nhiệm và là ứng viên tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 4 tháng 3 sắp tới, lại vừa làm cho giới trí thức Nga giật mình kinh ngạc… vì lời nói “hơi” không bình thường của ông ta. Ngoài những lời khen ngợi ông chủ của mình đã xây dựng ở nước Nga một thứ “tham nhũng văn minh” (!) nào đó (thế đấy, một con người trung thực đã khen ngợi thành tựu chủ yếu và duy nhất của vị ứng viên tổng thống của mình như vậy), ông trưởng ban vận động, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, đã ngỏ ý khuyên ông chủ của mình: “Tôi muốn khuyên ông ta đừng dựa vào giới trí thức liberal. Nói chung. Vì giới này thực ra có tính phản bội. Chính là bộ phận trí thức mà Lenin đã gọi là không phải trí não của quốc gia, mà là… cứt. (trong nguyên bản tiếng Nga, từ mà Lenin dùng là “gavno”, một từ mà nhiều từ điển không ghi vì quá thô bỉ, chỉ có thể dịch là “cứt” mới chính xác – NMC). Ở nước ta có giới trí thức chân chính, phải dựa vào giới ấy”.

Trò hề đã hạ màn nhưng vở kịch còn tiếp diễn


Trò hề bầu cử tổng thống Nga đã hạ màn!

Phe đối lập gọi cuộc bầu cử tổng thống Nga là “trò hề”. Vì sao? Vì cuộc bầu cử không công bằng, không trung thực! Vì thế người được “bầu” lên trong cuộc bầu cử đó không thể coi là chính thống được!

Nhà cầm quyền Nga đang đi theo con đường nguy hiểm

Người viết vừa gửi bài Cuộc đấu tranh chính trị ở Nga trước ngày bầu cử tổng thống cho các bạn xa gần thì phải quay lại bàn viết thêm bài này, vì ngày 14.2, vừa xảy ra một vài sự kiện gây nhiều phản ứng trong dân chúng.

Người ta vừa công bố thông báo cho biết Gazprom-media là cổ đông kiểm soát của đài “Echo Moskva” (Tiếng vang Moskva) quyết định triệu tập hội nghị cổ đông để bãi nhiệm trước thời hạn Hội đồng các giám đốc của “Echo Moskva”. Tin này làm chấn động dư luận chẳng những ở Moskva mà còn ở nhiều nơi khác vì nó báo hiệu điều gì đó chẳng lành không chỉ cho “Echo Moskva” mà cả cho đất nước Nga.

Saturday, March 10, 2012

Vai Trò Quân Đội và Các Lực Lượng An Ninh

Vai Trò Quân Đội và Các Lực Lượng An Ninh trong Cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Việt Nam

Các quốc gia trên địa cầu, từ đông sang tây, đều có hai nhu cầu căn bản: đó là quốc phòng và trị an. Quân đội có trách nhiệm quốc phòng và công an cảnh sát có trách nhiệm trị an.

Trong một nước dân chủ như Hoa Kỳ, chịu ảnh hưởng của các tư tưởng gia khai quốc công thần, đặc biệt là Samuel Adams (1722-1803) và Alexander Hamilton (1755-1804) thì quân đội chịu sự điều khiển của một chính quyền dân sự. Tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh quân lực (commander-in-chief) của các lực lượng võ trang Hoa Kỳ. Các lực lượng an ninh từ tiểu bang đến Liên Bang như cảnh sát tiểu bang, cảnh sát liên bang hoặc FBI cũng chịu quyền điều khiển của các chính quyền dân cử các cấp.

Friday, March 9, 2012

Cuộc đấu tranh chính trị ở Nga trước ngày bầu cử Tổng thống



Có thể nói, từ ngày 4 tháng 12 năm 2011 đến ngày 24.12.2011, tức là trong thời gian diễn ra ba cuộc biểu tình lớn của dân chúng Nga phản đối cuộc bầu cử Quốc hội gian lận (cuộc đầu tiên ngày 5.12.2011 trên đại lộ Chisty prudy với trên 5 nghìn người; cuộc thứ hai ngày 10.12.11 trên quảng trường Bolotnaya với 80 nghìn người; cuộc thứ ba ngày 24.12.2011 trên đại lộ Sakharov với 104 nghìn người ở thủ đô Moskva; đó là chưa nói đến các cuộc biểu tình ở St. Petersburg và trên 100 thành phố khác khắp nước Nga), phe chính quyền hoàn toàn bất ngờ và bị động trước phong trào phản kháng mạnh mẽ của dân chúng. Ngoài những luận điệu tuyên truyền của các kênh truyền hình, truyền thanh nhà nước và những lời tuyên bố của Putin, Medvedev vu khống những người đứng ra tổ chức biểu tình là làm tay sai cho Mỹ và phương Tây, người ta không thấy phản ứng gì mạnh mẽ của phe chính quyền. Các nhà quan sát khách quan thấy rõ đằng sau những lời tuyên bố đó là sự lúng túng và bối rối.của họ.

Nước Nga và bầu cử gian lận

 

Bầu cử hạ viện Đuma lần thứ 6 ở Nga: sự kiện và những vấn đề tranh cãi

Monday, March 5, 2012

Đại học Mỹ vẫn xuất sắc hơn đại học Trung Quốc

Các trường đại học ở Trung Quốc lỗi thời, bị ảnh hưởng xấu của những giáo điều chính trị, và thường là nơi khiến cho sinh viên không được thoải mái, sung sướng để học hành và tự do phát triển trí tuệ.

Khi nói về việc đào tạo vốn nhân sự, hay đào tạo con người giỏi giang, tháp ngà đại học Mỹ bỏ xa, hơn hẳn các trường đại học và cao đẳng Trung quốc. Cho đến nay, giáo dục ở bực đại học của Mỹ vẫn là ưu thế lớn nhất của Hoa Kỳ. 

Friday, March 2, 2012

Khoa học Nga hậu Xô Viết

Khoa học Nga hậu Xô Viết - Bài 1: Di sản một thời thành phế tích

Thành phố Pushchino

Sau ngày Liên Xô tan rã, Nga đã để mất một thế hệ các nhà khoa học, một số khác bốc hơi khỏi nước Nga, nhiều người đã và đang xếp hàng để đi ra nước ngoài...
LTS: Liên Xô mà nòng cốt là nước Nga từng là cường quốc về nghiên cứu khoa học, là nước đầu tiên đưa vệ tinh và con người vào vũ trụ… Sau 20 năm kể từ ngày Liên bang Xô Viết tan rã, Nga thành quốc gia độc lập, nền khoa học uy tín một thời của nước này hiện ra sao?

Thơ Phùng Cung: Vay Tuổi


 Bài thơ này cũng thuộc vào loại phản chiến như các bài hát của Trịng Công Sơn . Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì được phổ biến ở miền Nam nhờ miền Nam tương đối có tự do còn ở miền Bắc ai mà có thái độ phản chiến như Trịng Công Sơn thì bị đi tù.