Sunday, December 29, 2019

Nước Nhật Thời Kỳ Đầu Minh Trị

Phái đoàn của Đô Đốc Mỹ Matthew Perry đến ký kết hiệp ước trong đó Nhật mở cửa cho Mỹ vào buôn bán


1. Xoá bỏ thể chế cũ

Qua đầu thế kỷ 19, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hoà Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản.

Sau khi Đô Đốc Perry đã bắt Nhật Bản phải mở cửa, hai hải cảng của Nhật được dành cho Hoa Kỳ là Shimoda ở cuối bán đảo gần Edo, nơi có toà lãnh sự Hoa Kỳ, và Hakodate, trên đảo phía bắc Hokkaido.

Saturday, December 28, 2019

Võ Thanh Minh - Con ngựa hoang dã

Trưởng Võ Thành Minh - Trưởng Tôn Thất Đông và anh em Hướng Đạo Huế - 1964


Thử tìm hiểu về Võ Thanh Minh - Con ngựa hoang núi Hồng Lĩnh
                                                                                    
Gia phả nhà ông ghi: Tên ông là Võ Thanh Minh, sinh năm 1906 tại xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành tỉnh Nghệ An. Năm 1937, trong một đêm lửa trại ở một cơ sở của Hội hướng đạo sinh Đông Dương, trên ngọn núi Bạch Mã ở gần kinh thành Huế, Võ Thanh Minh cùng với Hoàng Đạo Thuý, Tạ Quang Bửu và một số tướng lĩnh, trí thức được suy tôn là Tổng uỷ viên Hướng đạo sinh Đông Dương. Theo quy định của Hội hướng đạo, mỗi hội viên tự đặt cho mình một cái tên riêng- Võ Thanh Minh lấy tên là Hồng Sơn Dã Mã, Hoàng Đạo Thuý là Hổ Sứt, Tạ Quang Bửu là Chồn Pen- nen… Từ đó, Võ Thanh Minh thường dùng bút danh Dã Mã ( ngựa hoang) trong các bài viết của mình. Và như định mệnh, bút danh Dã Mã gắn với cuộc đời lang thang, chìm nổi của một con người lắm tài, nhiều tật, người khen thì cho rằng ông là một nhân vật huyền thoại, người chê thì cho là một người cuồng chữ, vô chính phủ, ngông nghênh, gàn…

Sunday, December 22, 2019

Cựu TNS Cộng hòa kêu gọi ‘đặt quốc gia lên trên đảng phái’

Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.

Ông Flake, trong một bài bình luận mới đăng trên báo The Washington Post ngày thứ Sáu, nói các thượng nghị sĩ chớ nên "đồng lõa" và cảnh báo rằng nếu họ làm như vậy, họ "sẽ nhượng lại trách nhiệm hiến định của chúng ta [và] đặt ra tiền lệ nguy hiểm nhất."

Tuyên truyền bá đạo gây chia rẽ thù hận

Cựu thượng nghị sĩ Jeff Flake
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có đăng bài nói rằng "Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.". Đó là vì hiện nay hiện tượng bè phái lộ ra trong nền chính trị Mỹ.

Thượng nghị sĩ Jeff Flake thuộc đảng Cộng Hòa nhưng thỉnhg thoảng vẫn chỉ trích hành vi sai trái của tổng thống Donald Trump cũng thuộc đảng Cộng Hòa. Cũng có một số nghị sĩ khác làm như vậy. Trong số sấp sỉ 50 nghị sĩ của mỗi đảng, con số nghị sĩ có thể chỉ trích người cùng đảng có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này cũng là bình thường trong chế độ dân chủ dù là có hai đảng hay nhiều đảng.

Saturday, December 21, 2019

Facebook Xóa 900 Tài Khoản Giả Chống Cộng, Phò Trump Của Đại Kỷ Nguyên

Facebook đã xóa hơn 900 tài khoản giả chống cộng và phò Trump của Đại Kỷ Nguyên có trụ sở tại Mỹ với những người làm việc thay mặt họ tại Việt Nam, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm 21 tháng 12. Bản tin BBC cho biết thêm thông tin như sau.

Chuyện bên lề Hội nghị Genève - Tiếng sáo uất hận bên bờ hồ Léman

Ông Võ Thành Minh, chụp tại dinh thủ tướng Áo, 1951
Trong "Những chuyện bên lề Hội nghị Genève", tác giả kể lại một chi tiết hết sức thú vị: "Từ khi hội nghị Genève khai mạc (8-5/54) cho đến khi hội nghị chấm dứt (21-7/54), cứ vào đầu mỗi phiên họp, các phái đoàn Cộng sản sắp hàng một, đi vào hội trường. Đi đầu là phái đoàn Liên Xô do Molotov dẫn đầu; sau đến phái đoàn Trung Cộng do Châu Ân Lai dẫn đầu và cuối cùng là phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sau mỗi phiên họp, các phái đoàn Cộng sản cũng sắp hàng đúng thứ tự trên, ra khỏi hội trường. Và dầu trễ, các phái đoàn Cộng sản đều vào họp riêng rồi mới giải tán" (Trần Gia Phụng, trích dẫn Hồi ký của Trần Văn Tuyên, Hội nghị Genève, hồi ký, Sài Gòn, Nxb. Chim Đàn, 1964, tr.24, ĐCV Online). Trần Văn Tuyên kể vì ông là thành viên của Phái đoàn Quốc gia Việt Nam thàm dự Hội nghị.

Nhớ Người “Tâm Khí” Võ Thành Minh – Thi Vũ

Ông Võ Thành Minh
(Kỷ niệm 63 năm Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, 20/7/1954. Các bạn trẻ it biết một biến cố nho nhỏ xảy ra bên ngoài cánh cổng kiên cố tòa nhà Liên Hiệp Quốc: Ông Võ Thành Minh cắm lều bên hồ Leman tuyệt thực thổi sáo phản đối chia đôi Việt Nam. Ông là ai?)

Người Tâm Khí Võ Thành Minh

Ngày nay còn như trước chăng? Cách đây lâu ba mươi năm, ở vùng ngoại ô nam Paris có ngọn đồi trọc gần trấn Do Thái — Villejuif. Một vài lùm cây thưa thớt khẳng khiu trên triền dốc phủ cỏ. Chơ vơ trên đỉnh, xác một chiếc xe van cũ màu gạch nằm đìu hiu. Bốn bánh xe đã tháo gỡ, sụm xuống như con voi sắt phủ phục. Nơi mỗi tuần tôi thường đến…

Tình đồng minh

Sau khi ông Donald Trump lên làm tổng thống thì ông đòi các nước Nhật, Nam Hàn phải trả thêm tiền chi phí cho lính Mỹ đóng tại các nước này. Lập luận của ông Donald Trump là Mỹ đóng tại các nước này để bảo vệ họ thì các nước này phải trả tiền cho Mỹ chứ sao Mỹ lại phải bỏ tiền ra để đóng quân bảo vệ cho nước khác . Mới đây ông Donald Trump lại đòi Nam Hàn phải trả mỗi năm 5 tỷ đô la chi phí cho việc Mỹ đóng quân. Đó là vì tổng thống Mỹ kém hiểu biết về lịch sử và chính trị nên nghĩ như thế.

Sunday, December 15, 2019

Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979


Ông Hoàng Văn Hoan (1905 - 1991)

Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc:

Friday, December 6, 2019

Vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn ngày 7-12-1966

Trần Văn Văn (bên trái), Võ Văn En (bên phải)


7-12-66.—Dân-biểu Trần Văn Văn bị hai thanh niên cưỡi Honda bắn tử-thương, hồi 9 giờ sáng nay trước nhà đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Một hung-thủ bị bắt.

(Trích dẫn: Đoàn Thêm, 1966: việc từng ngày, tr. 220)[1].

Việc ông Trần Văn Văn, Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến, bị ám sát vào ngày 7-12-1966, là một biến cố chính trị quan trọng, gây tranh cải khá nhiều, tại thời điểm này. Chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ tố cáo đây là một hành đông khủng bố của Việt Cộng và xử tử hình tên hung thủ bị bắt tại trận. Giới báo chí, và ngay cả gia đình của Dân Biểu Trần Văn Văn, thì nghĩ rằng ông Văn đã bị chính quyền thanh toán vì ông Văn luôn luôn chống đối chính quyền. Bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ, với nhiều nguồn tài liệu khác nhau, người viết bài này cố gắng tìm hiểu đâu là sự thật trong vụ này.

Wednesday, December 4, 2019

Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục

Giáo sư Lê Hữu Mục (1925 - 2017)
Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Đỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Đài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.

Sunday, November 24, 2019

Tổng thống Thiệu năm 1969: Kiên định lập trường giữa thách thức bủa vây

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Mỹ Richard Nixon tại cuộc họp ở đảo Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969

 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu bài diễn văn của mình. Ông biết những điều ông sắp sửa trình bày sẽ khó chấp nhận đối với nhiều người. Nhưng tình hình cấp bách buộc ông phải đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm vực dậy đất nước. Rồi giọng ông nghẹn ngào và nước mắt rưng rưng.

Sự kiện này xảy ra 50 năm về trước và nó hé lộ một khía cạnh cảm xúc ít được biết tới của ông Thiệu. Nó cũng cho thấy phần nào tình thế mà ông đối diện vào thời điểm này của năm 1969, một năm bước ngoặt nhiều biến động trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Saturday, November 23, 2019

Nuon Chea qua đời: Nhìn lại liên hệ của Hà Nội với Khmer Đỏ

Nuon Chea (1926 - 2019), ảnh chụp vào thập niên 1970.

Trong bài viết về nhân vật Nuon Chea, người được xem là ''anh Hai'' của lực lượng Khmer Đỏ, vừa qua đời ở tuổi 93, The Guardian nhắc lại liên hệ ít được nói đến của của ông ta với Hà Nội.

Sunday, November 17, 2019

Truyền thông 'định hướng' thị trường đang tạo ra gam màu tối cho đời sống văn hóa

Góc nhìn của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM cho thấy đang tồn tại những mối nguy hại trong đời sống văn hóa khi chạy theo thị trường, hội nhập mà thiếu nguyên tắc đúng đắn.

Saturday, November 16, 2019

Con Người Thật của Thượng Tọa Thích Trí Quang


Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đìnhcư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.

Mặt thật của Thích Trí Quang và nhóm Ấn Quang

Ở miền Nam, ngoài Dương Văn Minh, còn có Thích Trí Quang, và phe Phật Giáo Ấn Quang, hay ”PHẬT GIÁO THỐNG NHẤT” là một ổ cán bộ CS nằm vùng trước mũi của chính quyền. Vì giới quân nhân cầm quyền tham nhũng, nên đã dung dưỡng bọn mượn danh đạo, tạo danh đời này, khiến cho miền Nam bị rữa mục, rơi vào tay CS quá dễ dàng. Theo tôi biết, hiện nay ở hải ngoại, nhóm sư tăng đệ tử của Trí Quang, đa số là người miền Trung, trà trộn trong cộng đồng người VN tị nạn rất đông, cấu kết rất chặt chẽ, tạo thành một lực lượng, nếu mai sau thời cơ đến sẽ xử dụng. Tuy mang danh nghĩa tu hành, nhưng nhóm tăng sĩ Ấn Quang ở khắp nơi hải ngoại chỉ chuyên tâm nô nức ganh đua xây chùa bằng tiền cúng dường, vay mượn không lãi dài hạn của bá tánh. Có nơi con số lên tới hàng chục triệu, và thường xảy ra những cuộc tranh chấp, chửi bới nhau chí chóe…

Nhìn lại lịch sử: Hồ Chí Minh bị gạt khỏi quyền lực những năm cuối đời

Khi Lê Duẩn đọc những từ đầu tiên của bài điếu văn, người dân Hà Nội và Bắc Việt Nam đối diện một hiện thực ảm đạm.

Đó là một ngày đẹp trời đầu tháng 9 năm 1969. Hàng ngàn người đã tụ tập về Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội trong một sự kiện mà quy mô của nó gợi nhớ lúc Việt Nam tuyên bố độc lập khỏi Pháp vào năm 1945. Họ đến để vĩnh biệt người đọc bản tuyên ngôn đó, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh.

Saturday, November 9, 2019

Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, thọ 96 tuổi

Di ảnh Hòa Thượng Thích Trí Quang. (Ảnh: Báo Giác Ngộ)
Hòa Thượng Thích Trí Quang, một nhân vật quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam cận đại, đặc biệt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, viên tịch lúc 21 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), ngày 8 tháng 11, 2019, theo thông báo phát đi vào ngày 8 tháng 11 từ chùa Từ Đàm, đứng tên Tỳ Kheo Thích Hải Ấn.

Sunday, November 3, 2019

Hội thảo: ‘Nhạc Vàng’, di sản trường tồn của Việt Nam Cộng hòa


Nhạc Vàng mà sự thịnh hành của nó gắn liền với miền Nam Việt Nam trước 1975 giúp cho khán thính giả ngày nay sống lại thời Việt Nam Cộng hòa và có thể được xem là di sản có sức sống nhất của chế độ đã qua, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Hội Thảo: Cựu tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: VNCH không bảo báo chí viết tốt cho chính quyền



Ông Hoàng Đức Nhã ở buổi hội thảo
Những người cầm quyền thời Đệ nhị Cộng Hòa “không đề nghị báo chí viết có lợi cho chính quyền”, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi Hoàng Đức Nhã nói tại một hội thảo vừa diễn ra ở trường Đại học bang Oregon.

Cựu quan chức cấp cao của Việt Nam Cộng Hòa cũng nhấn mạnh rằng Hiến pháp 1967 “cấm chỉ” mọi hình thức kiểm duyệt báo chí, còn Hiến pháp 1956 trước đó không có quy định về kiểm duyệt.

Hội thảo về xu hướng cộng hoà tại Việt Nam

Giáo sư Vũ Tường (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười 2019 tới đây, Center for Asian and Pacific Studies tại Đại học Oregon, Eugene sẽ tổ chức hội thảo quốc tế chủ đề: “Studying Republican Vietnam: Issues, Challenges, and Prospects”. Giáo sư Vũ Tường của khoa chính trị học là trưởng ban tổ chức hội thảo này.

Hội thảo tại Mỹ phân tích ‘khuynh hướng cộng hòa’ ở VN trước 1975



Một hội thảo về “quan điểm, khuynh hướng cộng hòa” ở Việt Nam trong giai đoạn 1955-1975 vừa diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại thành phố Eugene, bang Oregon.

Tham gia sự kiện, do Đại học Oregon tổ chức, là hàng chục học giả, nghiên cứu sinh của Mỹ, Việt Nam, Anh, Úc và Đức. Họ trình bày hơn 30 bài tham luận về các chính sách chính trị, kinh tế; đời sống văn hóa, xã hội, tôn giáo; và các trào lưu văn chương, nghệ thuật ở Việt Nam Cộng Hòa.

Cùng với giới học thuật, một số cựu quan chức VNCH, trong đó có các ông Nguyễn Đức Cường, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Mạnh Hùng, cũng đóng góp tham luận và ý kiến phản biện từ vị trí người trong cuộc và nhân chứng lịch sử.

Hội thảo: Hoàn cảnh khiến VNCH chọn ‘dân chủ một phần’, dân thấy ‘bị phản bội’

Nhà nghiên cứu Sean Fear nói về bầu cử năm 1971 ở VNCH; Đại học Oregon, 15/10/2019

Các điều kiện lịch sử, dân trí và hoàn cảnh xung đột Bắc-Nam đưa Việt Nam Cộng Hòa đến chỗ phải chọn cơ chế “dân chủ một phần”, theo một số nhà nghiên cứu tại hội thảo về chủ nghĩa cộng hòa ở Việt Nam, do đại học Oregon tổ chức hôm 14 và 15/10.

Những khiếm khuyết của cơ chế này khiến người dân cảm thấy “bị phản bội” vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu Mỹ và Anh.

Hội thảo: Chống Cộng là ‘bản sắc’ của người Việt hải ngoại

Ông Nguyễn Thiện Ý trả lời VOA bên lề hội thảo về nền Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam


Tinh thần chống Cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam Cộng hòa vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại, một nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây.

Tuesday, October 29, 2019

Hội thảo: ‘Miền Nam giáo dục cho hòa bình, miền Bắc phục vụ chiến tranh’

Giáo sư sử học Olga Dror, dạy tại đại học Texas A&M, là một người Mỹ gốc Nga, từng có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo Việt Nam trong lịch sử, bà cũng viết sách về cách xây dựng hai chế độ tại miền Bắc và miền Nam trước đây .
Nền giáo dục miền Nam trước 1975 có mục tiêu lâu dài là xây dựng thế hệ công dân xây dựng đất nước trong khi miền Bắc tập trung vào mục tiêu trước mắt là đào tạo lớp chiến binh kế cận đi chiến đấu và điều này đã tạo lợi thế lớn cho miền Bắc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây tại Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.

Sunday, October 6, 2019

Tập thở

Tập thở ngồi:



1. Ngồi trên ghế, bề cao ngang đầu gối để thân hình thẳng góc với đùi, đùi thẳng góc với bắp chân. Chỉ có mông là chạm vào ghế. Đừng để đùi dựa trên mặt ghế. Giữ cho lưng thẳng, đầu thẳng. Hai bàn tay để trên đầu gối.

Sunday, September 29, 2019

Vai trò an ninh trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang là nhân vật cao nhất bị ông Tập Cận Bình hạ bệ cho tới nay
Sách mới về ngành tình báo Trung Quốc hé lộ nhiều chi tiết về cuộc đấu giữa ông Tập Cận Bình và cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang.

Roger Faligot, phóng viên điều tra người Pháp, vừa ra mắt sách Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping, với bản dịch tiếng Anh của Natasha Lehrer.

Saturday, September 7, 2019

Con đường từ anh hùng thành nhà lãnh đạo độc tài

Ông Robert Mugabe, vẫy tay với công chúng sau khi đảng Zanu của ông thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1985


Ông Robert Mugabe, biểu tượng cho Zimbabwe độc lập nhưng về sau trở thành nhà lãnh đạo độc tài, vừa qua đời ở tuổi 95.

Saturday, August 17, 2019

Việt Nam đưa tàu chiến đến bãi Tư Chính


Chiến hạm Quang Trung

'Nguy cơ hải chiến đã tăng'

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tàu khu trục mang tên Hoàng Đế Quang Trung và Lý Thái Tổ của Hải Quân Việt Nam được cho là đã xuất hiện ở bãi Tư Chính. Tin và hình ảnh được loan trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, nhà nghiên cứu về Hải Quân Trung Quốc và là giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm Thứ Bảy, 17 Tháng Tám.

Làm thế nào để thắng Beijing

Nikki Haley
Phát triển quốc tế quan trọng nhất trong hai mươi năm qua là sự trỗi dậy của Trung Hoa như một cường quốc về kinh tế và quân sự. Khi Trung Hoa chuyển đổi, nhiều học giả và giới hoạch định chính sách phương Tây dự đoán rằng đổi mới kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ buộc Hoa lục phải tự do hóa về mặt chính trị và trở thành một “quốc gia có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế. Khái niệm này, đôi khi được gọi là “thuyết hội tụ”, là khi Trung Hoa ngày càng giàu có, nó sẽ trở nên giống Hoa Kỳ hơn.

Đàm phán mật về Hong Kong: 5 điều cần biết

Tại cuộc gặp 24/09/1982 ở Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình nói với thủ tướng Anh Margaret Thatcher là quân Trung Quốc "có thể bước sang Hong Kong ngay tối nay"

Ngay từ năm 1958 Bắc Kinh đã phản đối một số nỗ lực từ phía Anh muốn tăng quyền và đổi quy chế cho Hong Kong và nhất quyết đòi lại chủ quyền.

Nhưng đàm phán mật của thủ tướng Anh Margaret Thatcher với Trung Quốc thời lãnh tụ Đặng Tiểu Bình trong các năm 1982-84 đã quyết định số phận vùng lãnh thổ mà không có tham vấn dân.

Saturday, July 27, 2019

Ba năm sau phán quyết Biển Đông: Trung Quốc có tuân thủ?

Đã tròn 3 năm kể từ ngày tòa án quốc tế ra phán quyết nói rằng cái gọi là ‘chủ quyền lịch sử’ của Trung Quốc đối với vùng biển trong đường chín đoạn trên Biển Đông là ‘không có cơ sở pháp lý’, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 12/7 có bài viết nhìn lại kết quả Trung Quốc có hay không tuân thủ phán quyết này sau ba năm.

Saturday, July 20, 2019

Những điểm bất thường quanh cái chết của Trần Bắc Hà! - RFA

Trưa 18/7/2019, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ông Trần Bắc Hà, Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, chết trong thời gian bị tạm giam điều tra về tội vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng. RFA phỏng vấn ông Phạm Chí Dũng, người từng có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng.

Bà mẹ trẻ và ‘canh bạc’ vực dậy trường nhạc thua lỗ

ORANGE, California (NV) – Từ một ngôi trường đang làm ăn thua lỗ, chỉ còn lác đác vài chục học sinh, sau ba năm “về tay” Lê Thiên Kim, trường dạy kèm âm nhạc Pacific Conservatory ở thành phố Orange nay đang trên đà phát triển, với số học sinh tăng gấp 10 lần lúc đầu, và đem về mức thu nhập gấp ba lần so với năm đầu tiên.

Saturday, July 6, 2019

Ai là học trò trung thành của chủ nghĩa Marx?

Tượng Karl Marx do Trung Quốc tặng cho thành phố Trier, Đức, nơi Karl Marx sinh ra
'Người Marxist' là niềm hãnh diện hay sự sỉ nhục?

Ông Boris Johnson, người đang chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Anh, vừa tung một đòn tấn công vào đảng Lao động đối lập trong cuộc vận động tranh cử tại Exeter.

Ông gọi Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao động là "Nhà lãnh đạo của một đảng phái theo chủ nghĩa Marx già cỗi".

Đây không phải là lần đầu tiên ông Corbyn bị chỉ trích vì từng theo chủ nghĩa Marx.

Saturday, June 29, 2019

Nạn Bè Phái Của Các Quan Chức - Phạm Quý Thọ

Các quan hệ thân hữu đang lan rộng và ngày càng nghiêm trọng. Thể chế lạc hậu, không phù hợp với thời kỳ chuyển đổi cơ chế tập trung sang thị trường.

Mặc dù được cảnh báo, nhưng sự thay đổi chỉ có thể khi phản ứng 'từ dưới lên' của người dân ngày càng có ý nghĩa thực tế. Cải cách thể chế chính trị liệu có thể được đặt ra với chính sách cởi mở hơn?

Saturday, June 22, 2019

Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Trần Văn Hương

Cụ Trần văn Hương và cháu nội Trần Thủy Vân (1967- 1997) con gái ông bà Trần Văn Ðính. (Hình gia đình chụp năm 1968)

Nhân cuộc phỏng vấn tác giả Trần Văn nhân cuốn sách viết về cựu Trung Tướng Ðặng Văn Quang trên đài SBTN, chúng tôi đã nhận được điện thoại của ông Trần Văn Ðính, thứ nam của Cựu Tổng Thống Trần văn Hương, nhờ chúng tôi viết lại nhiều thông tin trên báo chí chưa rõ hay nói sai, kể lại những ngày cuối cùng của Cụ Trần Văn Hương tại Saigon cũng như câu chuyện liên quan đến Tướng Ðặng Văn Quang. Ông Trần Văn Ðính năm nay đã 87 tuổi, hiện sống tại Nam California, đã là phụ tá đặc biệt cho thân phụ ông trong nhiều năm, từ 1965-1975.

Vì sao Tưởng Kinh Quốc cho phép có đảng đối lập ở Đài Loan?

Tưởng Kinh Quốc (1910 - 1988)
Đài Loan có sự ổn định cả về chính trị nội bộ và quốc tế trong thập niên 1950 và 1960, dưới bàn tay sắt của Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.

Nhưng tình hình quốc tế thay đổi trong thập niên 1970.

Tưởng Giới Thạch qua đời tháng 4/1975.

Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc mở cửa từ 1978, là một thay đổi đe dọa cho Đài Loan.

Saturday, June 15, 2019

Bà Phạm Chi Lan so kinh tế Việt Nam với thời vua Minh Mạng

Bà Phạm Chi Lan cho biết thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 1820 cao hơn mức chung thế giới, quy mô kinh tế gấp rưỡi Thái Lan và lớn hơn Philippines và Myanmar cộng lại.

Saturday, June 8, 2019

Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt?

Phạm Nguyên Khôi giới thiệu:

Chúng ta, những người dân Sài gòn sau tháng 4 -1975, ai cũng đã từng nghe: "Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do", để nói về hai con đường bị Công Lý và Tự Do bị đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Đồng Khởi.  Nhưng ít người biết tác giả 2 câu này chính là nhà thơ Vũ Hoàng Chương. (HL)

Tại sao Vũ Hoàng Chương bị bắt vào tù khám lớn?
 
Phạm-công Bạch, CVA 57

Đã là cựu học sinh Chu-văn-An, ai không biết thi sĩ Vũ-hoàng-Chương là một vị giáo-sư Việt Văn rất đáng mến. Quả thật vậy, trong cuộc đời thi sĩ, Ông đã từng xuất bản cả chục tập thơ và kịch thơ , cũng như trong nghề dạy học, ai đã từng là học trò Ông  thảy đều thương kính, coi Ông như một vị giáo sư có đầy đủ tác phong về đạo đức và sư phạm. Hơn thế nữa, hãy xem nhà văn Song-Thao (cũng là một cựu học sinh Chu-văn-An) mô tả Ông trong tập truyện “Chốn cũ” vừa xuất bản:

Nhân vật nổi bật: Robert Mueller là ai?

Trong suốt hai năm qua, một nhân vật đặc biệt thu hút sự chú ý của công luận Mỹ và quốc tế. Kín đáo đến mức có thể được coi như bí ẩn, Robert Mueller được trao chức vụ công tố viên đặc biệt để giám sát cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Theo học luật tại Đại học Virginia, bản thân là một người ủng hộ Đảng Cộng hoà, ông Mueller nổi tiếng là một người chính trực, độc lập và không bị bất cứ phe phái nào chi phối.

Saturday, May 25, 2019

VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết?

Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang áp dụng mô hình Xô Viết trong quản lý mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Có ý kiến trên Vietnamnet.vn đặt vấn đề: "Điều gì níu giữ mô hình Xô Viết trong quản trị quốc gia?", và chia sẻ quan điểm rằng do 'chọn sai' mô hình phát triển dẫn đến sự tụt hậu của đất nước.

Cô gái gốc Việt chế áo hoodie chống đạn ‘đầu tiên trên thế giới’

Vy Trần cho phóng viên xem áo hoodie chống đạn do cô sáng chế (Ảnh: FOX 7 Austin)

Một cô gái trẻ người Mỹ gốc Việt đang gây chú ý với một sáng chế có thể cứu được mạng người: áo mũ trùm hoodie có tính năng chống đạn được xem là đầu tiên trên thế giới.

Vĩnh Biệt Kinh Tế Mới

Có lẽ mẹ con chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên, và cũng có thể chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong các đợt sau cùng.

Saturday, May 18, 2019

30/4: Mỹ giảm viện trợ đã tác động thế nào đến VNCH - BBC

Chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính thức kết thúc ngày 30/4/1975, vẫn tiếp tục là chủ đề tranh luận trong giới nghiên cứu tại Hoa Kỳ.

Có hai trường phái chính trong giới nghiên cứu Mỹ, có thể tạm gọi là "truyền thống" (orthodox) và "xét lại" (revisionist) về cuộc chiến.

Phái truyền thống đại diện cho lập trường chủ đạo trong đa số đại học và truyền thông Mỹ. Đa số những người này cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là sai lầm và bi kịch.

Nhiều người trong nhóm xét lại thì cho rằng Mỹ tham chiến ở Việt Nam là có lý do chính đáng, và đã bỏ lỡ nhiều cơ hội chiến thắng.

Saturday, May 11, 2019

Vũ Hoàng Chương (1916 - 1976)

Thuộc thế hệ Tây học và xuất hiện trong phong trào thơ mới ở Việt Nam thập niên niên 30, nhưng các nhà phê bình văn học cũng không biết xếp Vũ Hoàng Chương vào hàng ngũ các nhà thơ mới hay cũ.

Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc bắt đầu

Cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung Quốc bước vào giai đoạn căng thẳng mới. Chính quyền Donald Trump có thể sẽ đánh thuế 25% trên tất cả các hàng hóa nhập cảng từ bên Tàu. Tập Cận Bình có thể phản kích. Nhưng mối quan hệ thương mại và kinh tế kéo dài nửa thế kỷ giữa hai nước đã thay đổi từ mấy năm nay rồi. Thế giới có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Saturday, May 4, 2019

Du học sinh và giới chức miền Nam ở nước ngoài sau 30 Tháng Tư

Hình ảnh tị nạn đã gợi lại cảm xúc và hồi tưởng cho nhiều người. (Hình: Bùi Văn Phú)
Sự sụp đổ của miền Nam dù được tiên đoán từ khi người Mỹ rút quân về nước và giảm viện trợ, nhưng khi xảy ra, nó đến nhanh chóng bất ngờ, gây hoang mang cho một số công dân miền Nam lúc bấy giờ đang công tác hoặc du học, hay du lịch ở nước ngoài. Họ cảm nhận như thế nào về những diễn biến dồn dập ở trong nước? Điều gì xảy đến với họ sau ngày 30/4/1975, khi bỗng nhiên sự nghiệp bị cắt ngang, học bổng không còn bởi vì qua đêm, họ trở thành những người vô tổ quốc? VOA-Việt ngữ trò chuyện với một cựu nghiên cứu sinh ở Pháp và một nhà cựu ngoại giao từng đại diện cho Việt Nam Cộng Hoà tại Liên Hiệp Quốc.

Báo chí tự do giúp ‘phân tán quyền lực truyền thông của nhà cầm quyền’

Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải khi mới đến Mỹ
Huy động mọi người dân làm báo để chống lại nền báo chí có định hướng của nhà cầm quyền và nhờ đó sẽ giúp phân tán quyền lực truyền thông của nhà nước, một nhà báo tự do lưu vong ở Mỹ nói về kinh nghiệm đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam.