Saturday, May 18, 2013

Ngôn Luận – Chính Luận

Tôi vào Sài Gòn năm 1950. Năm 1954 đất nước bị chia cắt, tôi đang làm phóng viên nhật báo Sàigon Mới. Tôi mù tịt về chính chị chính em nhưng ngày ấy tôi nghĩ chắc còn lâu lắm tôi mới được thấy lại Hà Nội. Tôi muốn về thăm Hà Nội. Tôi đề nghị với bà Bút Trà cho tôi về thăm Hà Nội, trở lại Sài Gòn tôi sẽ viết phóng sự về Hà Nội Cờ Ðỏ, nhưng SàigònMới là báo của những “độc giả Bà Ba” miền Nam, bà chủ báo Sàigònmới không lý gì đến chuyện phóng sự Hà Nội Ðen, Hà Nội Ðỏ.

Thursday, May 16, 2013

Vụ ám sát ký giả Chu Tử

Vụ ám sát ký giả Chu Tử xảy ra vào ngày 16-4-1966, ba năm sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Do sự ngây thơ của các tướng lãnh đã lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, họ nghĩ rằng chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài nên họ nới lỏng sự kiểm soát, để cho dân chúng tự do hơn. Lợi dụng dịp này, đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển cơ sở tại miền Nam và các thành phố miền Nam. Cùng với việc đào tạo, lôi kéo những thành phần mới theo các tổ chức do Cộng Sản đặt ra, Cộng Sản giết những người nào không theo phe mình. Các ký giả, các chính trị gia, các sinh viên cũng nằm trong số những người bị ám sát. Các vụ ám sát đó sau này được chế độ Cộng Sản ca tụng như những hành vi cách mạng anh hùng và được ghi lại trong cuốn Trui Rèn Trong Lửa Đỏ.

Wednesday, May 8, 2013

K-MAX, trực thăng không người lái rất hiệu quả của quân đội Mỹ

CAMP BASTION, Afghanistan (NYT) – Hồi Tháng Giêng năm nay, một toán lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở một tiền đồn hẻo lánh gần làng Shurakay ở tỉnh Helmand nằm về phía Bắc Afghanistan cần tiếp tế đạn dược sau các cuộc đụng độ liên tiếp trong nhiều ngày trước đó.

Con đường dẫn vào đồn rất nguy hiểm cho việc tiếp tế bằng đường bộ và trực thăng bay vào nơi này cũng rất dễ trúng đạn của Taliban.

Trí thức là cứt

Trí thức là cứt – Thư V.I. Lenin gửi A.M. Gorky

Nguyễn Đình Đăng dịch

Lời giới thiệu của người dịch:

Trong cuộc nội chiến Nga sau cách mạng tháng 10, chính quyền bolshevik, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lenin, đã tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ (1918–1923). Vào mùa thu năm 1919 hàng loạt trí thức tại Petrograd (tên của Saint Petersburg thời đó) đã bị cáo buộc âm mưu phản loạn và đã bị bắt. Nhà văn Maxim Gorki đã viết thư đề nghị Lenin ngừng khủng bố trí thức. Lenin đã viết bức thư trả lời dưới đây, trong đó ông gọi các trí thức thân Hiến Dân là cứt (Xem chú giải[1] về Đảng Hiến Dân).