Monday, January 30, 2012

Việt Nam bị tố cáo tiếp tay cho tệ nạn buôn người


2012-01-28
Ngày 24/1/2012, Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.

Photo courtesy of machsong.org
Nữ công nhân Việt Nam lao động xuất khẩu ở Jordan phải được giải cứu khỏi sự đàn áp và bóc lột của chủ nhân công ty may tháng 2-2008.

Nữ công nhân Việt Nam lao động xuất khẩu ở Jordan phải được giải cứu khỏi sự đàn áp và bóc lột của chủ nhân công ty may tháng 2-2008.

Đời xuất khẩu lao động


 

Xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn 

 

Câu chuyện đời một nạn nhân ‘xuất khẩu lao động’ 

 

Việt Nam bị tố cáo tiếp tay cho tệ nạn buôn người

 

Ủy ban Bảo vệ Người Lao Động bị cấm vào Mã Lai

 

Friday, January 27, 2012

Câu chuyện đời một nạn nhân ‘xuất khẩu lao động’



WESTMINSTER (NV) - “Cảm nghĩ của em cũng như của những người đã vượt thoát khỏi Việt Nam. Ðó là một cảm giác rất khó tả, vừa vui mừng, vừa hồi hộp, vừa lo lắng.”
Ðó là cảm nhận của cô Vũ Phương Anh khi đặt những bước chân tị nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ dưới sự giúp đỡ của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BP.SOS).

Cô Vũ Phương Anh, hình chụp trong những ngày còn tị nạn tại Thái Lan.

Sunday, January 22, 2012

Diễn Biến Hòa Bình hay Cách Mạng Cạm Bẫy


Tác giả: Trần Huỳnh Duy Thức

HÀNH TRÌNH VÀO BẢN CHẤT CỦA DÂN CHỦ VÀ THỊNH VƯỢNG (tiếp theo)

Liệu một hình thái xã hội nào đó có gắn chặt với một thuộc tính bất biến của nó, chẳng hạn như “bản chất của chủ nghĩa tư bản là xấu xa và người bóc lột người”, hoặc “bản chất của chủ nghĩa xã hội / chủ nghĩa cộng sản là tốt đẹp và luôn vì nhân dân”?

Monday, January 16, 2012

Binh Bị, Lương Thực và Chữ Tín

Ảnh một số người kính cẩn cúi chào tượng Đức Khổng Tử khi tượng này được đặt tại quảng trường Thiên An Môn . Tượng này nay đã được dời đi và để ở chỗ khác kém trang trọng hơn quảng trường Thiên An Môn

Có một người học trò của Khổng Tử hỏi ông rằng:

-    Trong ba điều: binh bị, lương thực và chữ tín, nếu người cai trị không thể giữ được cả ba thì phải bỏ điều nào trước?

Khổng Tử trả lời:

-    Bỏ binh bị.

Người học trò lại hỏi:

-    Trong hai điều lương thực và chữ tín, nếu phải bỏ thì bỏ điều nào trước?

Khổng Tử trả lời:

-    Về lương thực, từ xưa đến nay, ai cũng phải ăn. Về chữ tín, nếu dân không tin chính quyền thì chính quyền không đứng vững được.

Friday, January 13, 2012

Luật Đất Đai và cái thòng lọng tròng vào đầu dân

Bài viết Quả Bom Đoàn Văn Vươn của ông Huy Đức là một bài viết của một người khá am hiểu về chính sách đất đai của chế độ. Tác giả đã kể ra ngọn nguồn chính sách về đất đai từ thời sau 1954 cho đến thời đổi mới.

Trong bài tác giả cho biết Luật Đất Đài 1993 qui định đất đai thuộc về toàn dân và nhà nước có quyền ban phát và thu hồi đất đai. Luật Đất Đai 1993 công nhận năm quyền trong việc sử dụng đất: sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất. Các quyền này giống như là các quyền của các chế độ công nhận cá nhân sở hữu đất đai nhưng tại Việt Nam chính sách đất đai của nhà nước gọi là xã hội chủ nghĩa lại có thêm quyền cho nhà nước là khoản 10, Điều 38 qui định: Nhà nước thu hồi những phần đất “không được gia hạn khi hết thời hạn”. Với điều này, người soạn luật dành cho nhà nước quyền tối hậu được quyền tịch thu đất đai của bất cứ ai. Chỉ cần không gia hạn khi hết thời hạn sử dụng là người sử dụng bị mất đất. Đó là cách nhà nước có thể áp dụng cho những kẻ không chịu nghe lời nhà nước. Lấy lại đất của những kẻ đó là đoạt đi miếng cơm manh áo của gia đình họ.