Sunday, December 29, 2019

Nước Nhật Thời Kỳ Đầu Minh Trị

Phái đoàn của Đô Đốc Mỹ Matthew Perry đến ký kết hiệp ước trong đó Nhật mở cửa cho Mỹ vào buôn bán


1. Xoá bỏ thể chế cũ

Qua đầu thế kỷ 19, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hoà Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản.

Sau khi Đô Đốc Perry đã bắt Nhật Bản phải mở cửa, hai hải cảng của Nhật được dành cho Hoa Kỳ là Shimoda ở cuối bán đảo gần Edo, nơi có toà lãnh sự Hoa Kỳ, và Hakodate, trên đảo phía bắc Hokkaido.

Saturday, December 28, 2019

Võ Thanh Minh - Con ngựa hoang dã

Trưởng Võ Thành Minh - Trưởng Tôn Thất Đông và anh em Hướng Đạo Huế - 1964


Thử tìm hiểu về Võ Thanh Minh - Con ngựa hoang núi Hồng Lĩnh
                                                                                    
Gia phả nhà ông ghi: Tên ông là Võ Thanh Minh, sinh năm 1906 tại xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành tỉnh Nghệ An. Năm 1937, trong một đêm lửa trại ở một cơ sở của Hội hướng đạo sinh Đông Dương, trên ngọn núi Bạch Mã ở gần kinh thành Huế, Võ Thanh Minh cùng với Hoàng Đạo Thuý, Tạ Quang Bửu và một số tướng lĩnh, trí thức được suy tôn là Tổng uỷ viên Hướng đạo sinh Đông Dương. Theo quy định của Hội hướng đạo, mỗi hội viên tự đặt cho mình một cái tên riêng- Võ Thanh Minh lấy tên là Hồng Sơn Dã Mã, Hoàng Đạo Thuý là Hổ Sứt, Tạ Quang Bửu là Chồn Pen- nen… Từ đó, Võ Thanh Minh thường dùng bút danh Dã Mã ( ngựa hoang) trong các bài viết của mình. Và như định mệnh, bút danh Dã Mã gắn với cuộc đời lang thang, chìm nổi của một con người lắm tài, nhiều tật, người khen thì cho rằng ông là một nhân vật huyền thoại, người chê thì cho là một người cuồng chữ, vô chính phủ, ngông nghênh, gàn…

Sunday, December 22, 2019

Cựu TNS Cộng hòa kêu gọi ‘đặt quốc gia lên trên đảng phái’

Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.

Ông Flake, trong một bài bình luận mới đăng trên báo The Washington Post ngày thứ Sáu, nói các thượng nghị sĩ chớ nên "đồng lõa" và cảnh báo rằng nếu họ làm như vậy, họ "sẽ nhượng lại trách nhiệm hiến định của chúng ta [và] đặt ra tiền lệ nguy hiểm nhất."

Tuyên truyền bá đạo gây chia rẽ thù hận

Cựu thượng nghị sĩ Jeff Flake
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có đăng bài nói rằng "Cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jeff Flake của bang Arizona kêu gọi các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nhiệm đặt "quốc gia lên trên đảng phái" khi phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump bắt đầu.". Đó là vì hiện nay hiện tượng bè phái lộ ra trong nền chính trị Mỹ.

Thượng nghị sĩ Jeff Flake thuộc đảng Cộng Hòa nhưng thỉnhg thoảng vẫn chỉ trích hành vi sai trái của tổng thống Donald Trump cũng thuộc đảng Cộng Hòa. Cũng có một số nghị sĩ khác làm như vậy. Trong số sấp sỉ 50 nghị sĩ của mỗi đảng, con số nghị sĩ có thể chỉ trích người cùng đảng có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này cũng là bình thường trong chế độ dân chủ dù là có hai đảng hay nhiều đảng.

Saturday, December 21, 2019

Facebook Xóa 900 Tài Khoản Giả Chống Cộng, Phò Trump Của Đại Kỷ Nguyên

Facebook đã xóa hơn 900 tài khoản giả chống cộng và phò Trump của Đại Kỷ Nguyên có trụ sở tại Mỹ với những người làm việc thay mặt họ tại Việt Nam, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm 21 tháng 12. Bản tin BBC cho biết thêm thông tin như sau.

Chuyện bên lề Hội nghị Genève - Tiếng sáo uất hận bên bờ hồ Léman

Ông Võ Thành Minh, chụp tại dinh thủ tướng Áo, 1951
Trong "Những chuyện bên lề Hội nghị Genève", tác giả kể lại một chi tiết hết sức thú vị: "Từ khi hội nghị Genève khai mạc (8-5/54) cho đến khi hội nghị chấm dứt (21-7/54), cứ vào đầu mỗi phiên họp, các phái đoàn Cộng sản sắp hàng một, đi vào hội trường. Đi đầu là phái đoàn Liên Xô do Molotov dẫn đầu; sau đến phái đoàn Trung Cộng do Châu Ân Lai dẫn đầu và cuối cùng là phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Sau mỗi phiên họp, các phái đoàn Cộng sản cũng sắp hàng đúng thứ tự trên, ra khỏi hội trường. Và dầu trễ, các phái đoàn Cộng sản đều vào họp riêng rồi mới giải tán" (Trần Gia Phụng, trích dẫn Hồi ký của Trần Văn Tuyên, Hội nghị Genève, hồi ký, Sài Gòn, Nxb. Chim Đàn, 1964, tr.24, ĐCV Online). Trần Văn Tuyên kể vì ông là thành viên của Phái đoàn Quốc gia Việt Nam thàm dự Hội nghị.

Nhớ Người “Tâm Khí” Võ Thành Minh – Thi Vũ

Ông Võ Thành Minh
(Kỷ niệm 63 năm Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, 20/7/1954. Các bạn trẻ it biết một biến cố nho nhỏ xảy ra bên ngoài cánh cổng kiên cố tòa nhà Liên Hiệp Quốc: Ông Võ Thành Minh cắm lều bên hồ Leman tuyệt thực thổi sáo phản đối chia đôi Việt Nam. Ông là ai?)

Người Tâm Khí Võ Thành Minh

Ngày nay còn như trước chăng? Cách đây lâu ba mươi năm, ở vùng ngoại ô nam Paris có ngọn đồi trọc gần trấn Do Thái — Villejuif. Một vài lùm cây thưa thớt khẳng khiu trên triền dốc phủ cỏ. Chơ vơ trên đỉnh, xác một chiếc xe van cũ màu gạch nằm đìu hiu. Bốn bánh xe đã tháo gỡ, sụm xuống như con voi sắt phủ phục. Nơi mỗi tuần tôi thường đến…

Tình đồng minh

Sau khi ông Donald Trump lên làm tổng thống thì ông đòi các nước Nhật, Nam Hàn phải trả thêm tiền chi phí cho lính Mỹ đóng tại các nước này. Lập luận của ông Donald Trump là Mỹ đóng tại các nước này để bảo vệ họ thì các nước này phải trả tiền cho Mỹ chứ sao Mỹ lại phải bỏ tiền ra để đóng quân bảo vệ cho nước khác . Mới đây ông Donald Trump lại đòi Nam Hàn phải trả mỗi năm 5 tỷ đô la chi phí cho việc Mỹ đóng quân. Đó là vì tổng thống Mỹ kém hiểu biết về lịch sử và chính trị nên nghĩ như thế.

Sunday, December 15, 2019

Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979


Ông Hoàng Văn Hoan (1905 - 1991)

Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc:

Friday, December 6, 2019

Vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn ngày 7-12-1966

Trần Văn Văn (bên trái), Võ Văn En (bên phải)


7-12-66.—Dân-biểu Trần Văn Văn bị hai thanh niên cưỡi Honda bắn tử-thương, hồi 9 giờ sáng nay trước nhà đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Một hung-thủ bị bắt.

(Trích dẫn: Đoàn Thêm, 1966: việc từng ngày, tr. 220)[1].

Việc ông Trần Văn Văn, Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến, bị ám sát vào ngày 7-12-1966, là một biến cố chính trị quan trọng, gây tranh cải khá nhiều, tại thời điểm này. Chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ tố cáo đây là một hành đông khủng bố của Việt Cộng và xử tử hình tên hung thủ bị bắt tại trận. Giới báo chí, và ngay cả gia đình của Dân Biểu Trần Văn Văn, thì nghĩ rằng ông Văn đã bị chính quyền thanh toán vì ông Văn luôn luôn chống đối chính quyền. Bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ, với nhiều nguồn tài liệu khác nhau, người viết bài này cố gắng tìm hiểu đâu là sự thật trong vụ này.

Wednesday, December 4, 2019

Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục

Giáo sư Lê Hữu Mục (1925 - 2017)
Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Đỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Đài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.