Sunday, January 28, 2024

Tại sao nhiều bí thư tỉnh ủy về hưu bị bắt?

 


Ông Trần Đức Quận (trái), bí thư Lâm Đồng, và ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu bí thư Bắc Ninh, bị bắt và đề nghị khai trừ đảng. (Hình: Công An Nhân Dân)

Vào thời điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, Bộ Công An và Bộ Trưởng Tô Lâm có những động thái liên tiếp cho bắt giữ các nhân vật trọng yếu trong hệ thống chính trị Việt nam. Đáng chú ý, đây là những nhân vật được đánh giá có liên quan mật thiết đến Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, khiến công luận không khỏi nghi ngờ.

Saturday, January 27, 2024

Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết

Nguyễn Công Khế

Phần 1

Nguyễn Công Khế được mệnh danh là “trùm những ông trùm” của báo chí quốc doanh. Chức vụ cao nhất của ông Khế đến khi nghỉ việc chỉ là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng Biên tập báo Thanh Niên. Thế nhưng Nguyễn Công Khế lại là nhân vật “vua biết mặt, chúa biết tên” và thế lực kinh người thì khỏi phải bàn cãi. Việc ông Khế bị cơ quan an ninh khởi tố bắt giam, gây rúng động dư luận cả nước.

Friday, January 26, 2024

Vì sao Nguyễn Công Khế là nạn nhân của cuộc chiến Ba Dũng & Tư Sang?

 

Ông Nguyễn Công Khế (thứ hai từ trái) nghe công an đọc lệnh bắt. (Hình: Công An TP.HCM)

Theo giới quan sát, những diễn biến của chính trị Việt Nam đầu năm 2024, với những tin tức gây bất ngờ và đáng chú ý. Sự vắng mặt bất thường của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều tuần, cùng những đồn đoán khác nhau về sức khỏe của người đứng đầu đảng CSVN là tin tức hàng đầu, cả các hãng tin quốc tế có uy tín cũng phải tìm hiểu và đưa tin.

Vậy mà sự kiện công an ở Sài Gòn bắt ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, là một sự kiện chấn động dư luận và giới truyền thông ở Việt Nam. Tin về sức khỏe của ông Trọng, một tin hàng đầu, lập tức biến mất trên mạng xã hội.

Friday, January 5, 2024

Khi bạo ngu làm vua chúa



Lưu Bang chém Bạch Xà

Tôi vẫn thường thắc mắc là không hiểu liệu lịch sử có lặp lại không, hoặc giả chúng ta có thể nào “ôn cổ nhi tri kim” được hay không. Trong mấy ngày Tết vừa qua, nhân lấy cớ đau ốm, tôi đã “bế quan tạ khách” để ở nhà đọc lại cuốn sách “Trung Quốc Trung Cổ Tư Tưởng Trường Biên” của Hồ Thích và cuốn truyện “A Tale of two Cities” của Charles Dickens (1812-1870) vì tôi chợt nhớ rằng đã có một thời kỳ mà cả hai quốc gia xa cách hàng ngàn cây số cũng trải qua những bước thăng trầm lịch sử giống nhau trong những biến loạn thời cuộc.

Thực sự là trong vài ba ngày tôi không đủ tài để đọc xong được cuốn sách chữ Hán dài vài trăm trang vì với trình độ Hán ngữ ở mức trung bình, do vậy, tôi chỉ có thể chọn đọc một số trang cần thiết liên quan tới quãng thời gian tranh bá đồ vương của Lưu Bang.