Sunday, February 24, 2019

UNESCO và Hồ Chí Minh


Bài viết dưới đây trích từ cuốn sách San Sẻ Tình Yêu Thương, viết riêng cho tuổi trẻ trong và ngoài nước của nhà báo Bùi Tín, sẽ ra mắt bạn đọc tháng 9, 2005. Đoạn này là trả lời bạn Phương Nam hỏi nhà báo Bùi Tín khi còn ở Úc, nay ông trả lời chung.

Bùi Tín

Saturday, February 23, 2019

Chủ Nghĩa Xã Hội và Lịch Sử

Sự xung đột giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là một trong những yếu tố của cái nhịp điệu tập trung và phân tán tài sản chúng tôi đã nói trong chương trên (Kinh Tế Và Lịch Sử). Hiển nhiên là giới tư bản đã đóng góp một vai trò kiến tạo trong lịch sử; họ đã gom góp số tiền dành dụm của nhiều người để gây nên một số vốn sinh lợi, bằng cách hứa chia lời cho mỗi người; họ đã xuất vốn để cơ giới hóa kĩ nghệ, canh nông, hợp lí hóa cách thức phân phối sản vật; hậu quả của tất cả hoạt động đó là cả cái khối trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu thụ tăng vụt lên, lớn lao chưa từng thấy.

Kinh Tế và Lịch Sử

Karl Marx cho lịch sử là sự tác động của kinh tế: sự cạnh tranh giữa các cá nhân, các tập đoàn, các giai cấp và các quốc gia để dành nhau thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu và sức mạnh về kinh tế. Các chế độ chính trị, các giáo đoàn giáo hội, các công trình văn hóa, hết thảy đều xây dựng trên sự kiện kinh tế\. Chẳng hạn, chính cuộc cách mạng kĩ nghệ đã lôi kéo theo chế độ dân chủ, chủ nghĩa nữ quyền, sự hạn chế sinh dục, chủ nghĩa xã hội, sự suy tàn của tôn giáo, sự đồi bại của phong hóa và một văn chương thoát li khỏi sự bảo trợ của quí tộc, mà chủ trương hiện thực đã thay thế chủ trương lãng mạn; và sau cùng... cuộc cách mạng kĩ nghệ đã lôi kéo theo quan niệm dùng kinh tế để giải thích lịch sử - tức kinh tế sử quan.

Cải tạo theo phương pháp Pavlov

Pavlov, người cha đẻ của thuyết ‘phản xạ có điều kiện’, đã đi đến khẳng định này : « Con người, không phải là tự nhiên sinh ra mà vậy, đó là một cái gì mình sản xuất ra ». (Les hommes, ça ne naît pas, ça se fabrique)

Cá nhân và xã hội

Chẳng những triết lý phải dựa vào cá nhân mà phát sinh, mà mục tiêu tối hậu của nó cũng là cá nhân. Cá nhân tự nó là mục tiêu của nó rồi chứ không phải là công cụ cho những sáng tạo của tâm trí. Những triết lý xã hội tốt đẹp nhất đều nhắm cái mục tiêu tối cao này là trong một chế độ nào đó, làm sao tạo được những đời sống cá nhân sung sướng nhất. Nếu có những triết lý phủ nhận điều đó thì nó chỉ là sản phẩm của những bộ óc bệnh hoạn, mất quân bình.

Khu tưởng niệm liệt sĩ Triều Tiên

Cựu chiến binh Dương Văn Dậu giữa hàng bia mộ tại khu tưởng niệm các phi công Triều Tiên đã hy sinh trên chiến trường VN, tọa lạc tại tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 16/2/2019. (AP Photo/Hau Dinh)
Khu tưởng niệm liệt sĩ Triều Tiên - Chứng tích sự tham chiến của Triều Tiên trong chiến tranh VN

Việt Nam và Triều Tiên chia chung ý thức hệ cộng sản, nhưng ngoài ra giữa hai nước còn có một mối thâm tình vì trong chiến tranh Việt Nam, một số người Triều Tiên đã từng sát cánh chiến đấu với đồng minh Bắc Việt, một chi tiết không hề được nhắc tới trong thời chiến.

Giám Thức

Mục đích của giáo dục và văn hóa chỉ là để phát triển khả năng giám thức và luyện tập nên những hành vi tốt. Con người có văn hóa hay có giáo dục không nhất định là phải có học thức rộng, nhưng phải biết yêu những cái đáng yêu, ghét những cái đáng ghét.

Sunday, February 3, 2019

Vũ khí nguyên tử có dùng để xâm lăng nước khác được không?

Vũ khí nguyên tử có dùng để xâm lăng nước khác được không? Vũ khí nguyên tử có sức hủy diệt rất mạnh và để lại phóng xạ có hại cho sức khỏe. Nếu dùng trong chiến tranh, dù có chiếm được nước khác thì cái hại của chất phóng xạ vẫn còn đến hàng chục năm sau. Vì thế các nước ngần ngại khi dùng vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên vũ khí có thể dùng để đe dọa. Nước có vũ khí nguyên tử có thể nói với nước khác là nếu mình bị dồn đến chân tường thì sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử. Nhưng vũ khí nguyên tử cũng có thể dùng để đe dọa người dân nước khác để người dân bầu cho ứng cử viên mà nước mình ủng hộ, nếu không thì sẽ xảy ra chiến tranh nguyên tử.