Saturday, March 30, 2019

Mối liên quan giữa Hồ Chí Minh, Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Ðệ Tam Quốc Tế

Ông Hồ Chí Minh (ngồi) chụp tại thủ đô Moscou vào khoảng năm 1923

Cần xét lại lịch sử Ðảng Cộng Sản Việt Nam

Trong thời gian gần đây, có người đề xướng xét lại lịch sử của Việt Nam dưới tất cả các khía cạnh của nó, một cách gắt gao, “không khoan nhượng”.

Saturday, March 23, 2019

Lễ Ðộ

Ðừng tưởng lầm, lễ phép đặt ra là để làm phiền rộn đời người. Mặc dầu, nó kềm thúc hành vi chúng ta, về mặt điêu luyện. Ðiềm đạm, trong bước đường đầu phải cần đến nó rất nhiều.

Saturday, March 16, 2019

Bốn Quy Tắc Trong Đời Sống


Người ta bảo bạn rằng những giá trị luân lý cổ đã thuộc về thời cổ rồi. Sai bét. Nếu bạn cạo lột cái lớp vỏ từ ngữ nó che lấp con người thời nay đi thì bạn sẽ tìm lại được con người vĩnh viễn của mọi thời.

Ngũ Độc Thư

Nếu ai đã từng nghiên cứu về khoa tướng số đều phải biết câu này:

Nhất mệnh

Nhị vận

Tam phong thủy

Tứ âm công

Ngũ độc thư

Người đọc sách hay là phần tử trí thức đã rớt xuống hàng thứ năm không phải là hàng thứ nhất như các nhà trí thức vẫn lầm tưởng đâu. Người đọc sách rớt xuống hàng thứ năm nghĩa là đọc sách có giỏi vẫn thua thằng số tốt, vận tốt, mồ mả tốt và âm đức tốt.

(Độc thư là tiếng Hán Việt có nghĩa là đọc sách, độc là đọc, thư là sách)

Mục tiêu của đời sống

Con người sống, ăn uống, yêu nhau, sinh sản, làm việc. Ðể làm gì vậy? Goethe đáp: "Ðể dựng lên hoài cho thật cao cái kim tự tháp của đời mình, kim tự tháp mà cái chân đã xây sẵn cho ta rồi khi ta mới sanh".

Saturday, March 9, 2019

Hungary: Chủ nghĩa cộng sản 'súp thịt' là gì?

Budapest, 1975
Mùa hè năm 1990 tôi sang Hungary lần đầu và thấy choáng ngợp trước đường phố đầy hàng hóa, tuyến xe điện ngầm hiện đại ở Budapest.

Đã qua các thành phố xám ngắt của Liên Xô, tới một Ba Lan chỉ có 'dấm, sữa chua và Coca Cola trên quầy' trong cửa hàng, tôi và mấy người bạn sinh viên từ Việt Nam cảm nhận được Hungary 'đúng là tư bản rồi'.

Sau này đọc sách thêm mới biết Hungary từng có 'chủ nghĩa cộng sản goulash', món ăn tinh thần 'nhiều, bổ và rẻ' phù hợp với thực tiễn chính trị Chiến tranh Lạnh.

Mà câu chuyện này phải đưa chúng ta trở về những năm 1960.

Sự Thôi Thúc Của Quyền Lực


Giữa con người và các loài thú khác có nhiều sự khác nhau; có sự khác nhau về trí thông minh, có sự khác nhau về cảm xúc. Một trong những sự khác nhau chủ yếu đó là có một số ham muốn nơi con người, khác với nơi loài vật, rất mạnh mẽ, không có giới hạn và không thể nào hoàn toàn thỏa mãn được. Con trăn rừng, sau khi ăn no thì ngủ say cho đến khi nào bụng đói mới thức giấc; nếu các loài vật khác không làm giống như con trăn, chỉ vì ăn chưa đủ hoặc chúng lo sợ phải đối phó với kẻ thù. Những hoạt động của loài vật, trừ một ít ngoại lệ, đều thúc đẩy bởi các nhu cầu cơ bản nhằm mục đích sinh tồn và truyền giống, và không vượt quá sự đòi hỏi của các nhu cầu cơ bản.

Nghệ Thuật Là Một Du Hý Phát Biểu Cá Tính Của Ta

Nghệ thuật vừa là sáng tác, vừa là tiêu khiển. Hai quan niệm đó tôi cho quan niệm tiêu khiển, tức quan niệm du hí về tinh thần, là quan trọng hơn. Tôi càng quý các tác phẩm bất hủ, dù là họa phẩm, công trình kiến trúc hay nhạc phẩm, tôi càng cho rằng tinh thần nghệ thuật chân chính chỉ có thể phổ biến, thấm nhuần xã hội khi nào có rất nhiều người coi nghệ thuật là một tiêu khiển, chứ không mong tìm cái danh bất hủ trong nghệ thuật.

Friday, March 8, 2019

Đừng Nói Sai

Nói thật, và chỉ nói thật mà thôi, là tập cho mình có một tinh thần bất úy (không sợ).

Trong đời, nhất thiết việc gì, phải tập tánh nói cho đúng với sự thật.

Ấy là một tánh, cần phải tập luyện từ nhỏ mới đặng, đừng để bị phải thói quen mà sau nầy không dễ gì mà sửa đổi cho được.

Thái độ đối với chính trị


Bạn sẽ làm chính trị không và làm dưới mặt nạ nào? Không làm chính trị là một cách làm chính trị. Là bảo: "Tôi không quan tâm gì tới châu thành của tôi, tới xứ sở của tôi, tới việc thế giới". Là tránh né gió ngược, mỗi lúc chỉ tùy theo tư lợi nhất thời của mình mà lựa chọn hoặc chẳng lựa chọn gì cả. Là hi sinh những quyền lợi lâu bền của mình để được một sự yên ổn mong manh, vì những việc của châu thành, của xứ sở, của thế giới đó là việc của bạn. Hoặc đó là chính sách của con chó chết bị dòng nước mạnh cuốn đi rồi một làn nước cuộn đánh táp vào chỗ nước tù. Nhưng bạn còn sống sờ sờ đấy mà; bạn sẽ lội; bạn sẽ tự lèo lái bạn; vậy bạn sẽ làm chính trị. Không nhất định là thứ chính trị hoạt động, chiến đấu. Tôi chỉ xin bạn thu thập những yếu tố cần thiết để phán đoán, tóm lại để làm cái nhiệm vụ công dân của bạn. (...)

Monday, March 4, 2019

Vua Quang Trung có công phá quân Thanh

"Vua Quang Trung có công phá quân Thanh", đó là điều các học sinh tại miền Nam trước 1975 được dạy. Vua Quang Trung có công chống xâm lăng giống như vua Lê Lợi, giống như Lý Thường Kiệt, giống như Trần Hưng Đạo. Không ai nói là vua Quang Trung giải phóng nông dân.

Sunday, March 3, 2019

Tây Sơn không phải 'Cách mạng Giải phóng' - BBC

Sử gia George Dutton tìm lại các nguồn sử liệu Việt Nam và nước ngoài để chứng minh rằng những nhà lãnh đạo Tây Sơn trên thực tế không có mục đích giải phóng nông dân.

Sử gia George Dutton, tác giả luận án tiến sĩ về Tây Sơn: The Tay Son Uprising: Society and Rebellion in Late Eighteenth-Century Viet Nam, 1771-1802 đã viết nhiều bài về thời kỳ Tây Sơn, và công nghệ quân sự Việt Nam.

Nhìn lại phong trào Tây Sơn - BBC


Bên cạnh hai cách nhìn từ trước tới nay về phong trào Tây Sơn (1773-1802), nay một nhà nghiên cứu người Mỹ vừa đưa ra một đánh giá mới.

Trong bài viết ‘Rethinking the Tây Sơn Era’ (Nghĩ lại về thời Tây Sơn), giáo sư George Dutton, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á, ĐH University of California Los Angeles (UCLA) không đồng ý với hai quan điểm cũ ở Việt Nam về triều đại Tây Sơn.

Saturday, March 2, 2019

Nghĩ về hình tượng Lê Văn Tám

Tạp chí Xưa & Nay số 154 (202) - XII - 2003, bài Đọc hồi ký Dương Quang Đông trọn đời tận trung với Đảng tận hiếu với dân của Nguyễn Quế Lâm, trang 9, có đoạn viết:

Mặt trái chiếc huân chưong "Chiến Thắng"

Chế độ Phát Xít Ðức là một con quái vật khủng khiếp của thế kỷ 20, đã gây ra cuộc thế chiến thứ hai, ngốn hàng chục triệu sinh mạng người vô tội, gieo rắc biết bao đau thương, tang tóc, điêu tàn cho các dân tộc hồi đầu thập niên 40. Nhờ sự chiến đấu của Ðồng minh các nước chống Phát Xít, gồm có Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh, nên mới đánh bại hoàn toàn được quân Phát Xít vào đầu tháng Năm, năm 1945. Trong cuộc chiến thắng vĩ đại đó, Liên Xô đã góp phần quan trọng nhất và cũng là nước bị thiệt hại nặng nề nhất. Theo con số chính thức thì Liên Xô có 27 triệu người chết, trong số đó 11 triệu 300 ngàn người chết trên chiến trường, số thương binh là 18 triệu 400 ngàn người, khoảng 6 triệu người bị bắt làm tù binh (1).

Đông Âu, Thời Cách Mạng Nhung


Lời nói đầu:

Có lẽ xét về sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản, chúng ta không chỉ đơn thuần nhìn vào những mặt tiêu cực của nó, có những mặt tích cực trong đó sự đấu tranh của các dân tộc bị Cộng Sản trị là yếu tố đầu tiên.

Friday, March 1, 2019

Thời Kỳ Cách Mạng và Độc Tài Của Lê Nin

Cuộc Cách Mạng Cộng Sản Tháng 10 tại nước Nga xẩy ra vào năm 1917 là kết quả do cuộc Thế Chiến Thứ Nhất, kết quả này mang tính định mệ nh đối với dân tộc Nga. Cuộc cách mạng này diễn ra theo hai giai đoạn. Vào tháng 2 năm 1917, chế độ Sa Hoàng bị lật đổ, đưa tới một thời kỳ có chính quyền cấp tiến và tự do, nhưng sau đó luật pháp và trật tự không được duy trì. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn này, các người Mác Xít cứng rắn, tức là các đảng viên Bolsheviks, đã tổ chức một cuộc cách mạng thứ hai vào tháng 10 rồi lập nên chế độ độc tài cộng sản.