Thursday, September 23, 2010

Tiêu chuẩn kép của Trung Quốc

 "Hoặc giả như Nhật Bản đòi tiền chuộc hàng nghìn đôla một đầu người, và vì chính phủ nhất quyết không chi tiền, gia đình các nạn nhân phải tự bỏ tiền ra (để chồng, cha, con họ được tự do)". Nhà báo của SCMP đưa kịch bản này cho một người sinh viên Hoa lục thì phản ứng nhận được là "kinh ngạc". Anh sinh viên nói: "Tôi không thể tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào".

 Tiêu chuẩn kép của Trung Quốc
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/09/100922_china_double_standard.shtml

Đốt cờ quân phiệt Nhật ở Hong Kong

Vụ tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ đang khơi gợi tinh thần dân tộc
Báo Hong Kong vừa có bài bình luận rằng Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo trong các vụ căng thẳng mới đây ở trên biển.

Tờ South China Morning Post (SCMP - Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) trong chuyên mục hàng tuần của nhà báo Greg Torode đặt giả thuyết nếu thay vì một ông thuyền trưởng của chiếc tàu 5179 hiện bị Nhật Bản giữ là hàng trăm ngư dân, người thì bị lật đổ thuyền, người thì bị thu hết hải sản đánh bắt được.

"Hoặc giả như Nhật Bản đòi tiền chuộc hàng nghìn đôla một đầu người, và vì chính phủ nhất quyết không chi tiền, gia đình các nạn nhân phải tự bỏ tiền ra (để chồng, cha, con họ được tự do)".

Nhà báo của SCMP đưa kịch bản này cho một người sinh viên Hoa lục thì phản ứng nhận được là "kinh ngạc".

Anh sinh viên nói: "Tôi không thể tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào".

"Sự tức giận đối với chính phủ Nhật Bản sẽ cao tới nỗi tôi không tin có người Nhật nào ở Trung Quốc lại được an toàn."

Thế nhưng đó là những gì đã xảy ra với các ngư dân của Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Đa số các ngư dân bị tàu tuần ngư của Trung Quốc bắt khi đang hoạt động tại gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm hoàn toàn từ năm 1974.

Tìm đối trọng

 

Tờ SCMP nói rằng trong khi chính phủ Việt Nam cố gắng giữ cho không khí dân tộc chủ nghĩa ở trong nước không tràn xuống đường phố, và chỉ phản đối bằng các văn bản chính thức của bộ ngoại giao, Trung Quốc lại đang gia tăng áp lực nặng nề lên phía Nhật về cả ngoại giao và chính trị.

"Đối với giới chức nhiều nước trong khu vực, hành động của Trung Quốc nhấn mạnh thái độ "nói một đằng làm một nẻo" của Bắc Kinh."

Thái độ nước lớn của Trung Quốc, theo tờ báo, đã khiến cho các quốc gia trong khu vực tuy không muốn đối chọi với Trung Quốc, phải đi tìm đối trọng để không bị bắt nạt.

Sự xuất hiện trở lại của Hoa Kỳ đã làm Trung Quốc nổi giận nhưng tất cả những vấn đề nêu trên sẽ lại được mang ra bàn hội nghị vào tháng tới tại Hà Nội, khi các bộ trưởng quốc phòng Asean họp với 8 đối tác trong có Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Tờ SCMP cũng cảnh báo rằng, các biến chuyển trên trường ngoại giao và chiến lược khu vực vốn xảy ra khi Việt Nam làm Chủ tịch Asean, sẽ không dừng lại khi chiếc ghế chủ tịch được chuyển sang cho Indonesia vì bản thân nước này cũng gặp nhiều vấn đề với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Bài báo kết luận: "Trong khi chiến dịch ngoại giao gia tăng xung quanh việc Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đang khuấy động tinh thần dân tộc sâu sắc trong dư luận Trung Quốc, nó cũng gây nên các quan ngại khác trong một khu vực đang tìm cách đối mặt với Bắc Kinh".


No comments:

Post a Comment