Tuesday, September 1, 2015

Hoa Kỳ có kế hoạch thay đổi chế độ chính trị ở Cuba


"Hoa Kỳ có kế hoạch thay đổi chế độ chính trị ở Cuba" là tựa đề một bài viết trên trang mạng Sputnik. Nếu Hoa Kỳ có định thay đổi chế độ chính trị ở Cuba thì đó là điều xấu hay tốt với dân Cuba? Còn chính dân Cuba có thấy cần phải thay đổi chế độ chính trị để có một chế độ tốt hơn hay không?


Chế độ chính trị tại Cuba có phải là một chế độ toàn hảo và không cần phải thay đổi gì cả?

Cũng giống như nhiều chế độ theo mô hình Liên Xô tất cả đều có đặc điểm là sự yếu kém về hệ thống pháp lý. Đó là vì trong mô hình Liên Xô, đảng cai trị có quyền quyết định về việc thưởng phạt còn vai trò của quan tòa và luật pháp thì mờ nhạt, có tính cách hình thức hơn là thực chất.

Nếu Cuba cho dân được tự do làm ăn thì phải có một hệ thống pháp lý đầy đủ, minh bạch và vô tư hơn. Khi hai người dân, hay hai công ty tranh chấp nhau thì giải quyết theo pháp luật tốt hơn là để cho đảng xen vào quyết định. Khi tư nhân không được quyền kinh doanh thì việc kiện tụng giữa tư nhân coi như không đáng kể và chỉ có nhà nước dùng luật pháp để trừng trị dân mà thôi.

Nền kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm động cơ thúc đẩy thì các viên chức chính quyền sẽ tham tiền, sinh ra tham nhũng, lấy cắp của công. Cần phải có một hệ thống pháp luật độc lập với chính quyền đến mức nào đó để có thể trừng phạt được các viên chức từ thấp đến cao.

Trước đây khi chế độ cấm làm giàu thì việc ngăn cấm viên chức cũng đã không thực sự hữu hiệu vì vẫn có những viên chức lén tham nhũng và dấu diếm của cải, không phô trương ra. Khi chế độ cho phép mọi người làm giàu thì cần phải có một hệ thống pháp lý hữu hiệu và mạnh mẽ hơn rất nhiều để hướng việc làm giàu đi theo con đường ích nước lợi dân và cấm các hành vi làm giàu mà làm hại cho quốc gia, hại cho nền kinh tế.

Dùng pháp luật giải quyết tranh tụng giữa cá nhân thì đảng cầm quyền thấy điều đó là cần. Còn có hệ thống pháp lý có thể trừng phạt đến cả viên chức cấp cao thì đảng cầm quyền sẽ không muốn cho lắm. Như thế việc thiết lập hệ thống pháp lý độc lập với đảng cầm quyền và với chính quyền sẽ do những người dân thiết lập thì đúng hơn vì họ làm để bảo vệ cho quyền lợi của họ.

Từ nhu cầu phải có hệ thống pháp lý độc lập mà sinh ra người dân phải có quyền tự do hoạt động chính trị. Chỉ mới nhìn vào mặt hệ thống pháp luật thì đã nhận thấy là chế độ chính trị tại Cuba cần thay đổi và sự thay đổi đó phải tốt cho toàn thể Cuba, nghĩa là tốt cho nền kinh tế nói chung và cho cả nhân dân, chứ không chỉ thay đổi những phần tốt cho những người cầm quyền mà thôi.

Nhưng mà tại chính nước Nga, chế độ chính trị đã thay đổi và do chính dân Nga thay đổi. Thế thì tại sao Sputnik lại lo lắng về chế độ kiểu Liên Xô còn sót tại Cuba, một chế độ mà người Nga đã không còn muốn có. Cuộc cách mạng vô sản tại Nga đã bị người dân xóa bỏ rồi mà, sao Sputnik lại còn muốn duy trì ở Cuba?

Minh Đức


Hoa Kỳ chưa làm gì mà dân Cuba đã tự thay đổi. Mốt mới thấy xuất hiện trên đường phố Havana. Dưới đây là một vài hình chụp cảnh đường phố thủ đô Havana của Cuba.





 







































Hoa Kỳ có kế hoạch thay đổi chế độ chính trị ở Cuba
© Sputnik/ Pavel Gerasimov
Hoa Kỳ
14:08 21.07.2015URL
071160
Nhà báo kiêm chuyên viên xã hội học Panama, ông Marco A. Gandasegi Iho bình luận về sự kiện mở lại các đại sứ quán Hoa Kỳ và Cuba.


Pv Sputnik: Ông đánh giá thế nào về việc tái lập quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba?

 Chuyên viên Marco A. Gandasegi Iho: Nhìn bên ngoài cuộc gặp mới của Hoa Kỳ  và Cuba giống như vụ va chạm của đầu máy xe lửa với một chiếc xe đạp. Kế hoạch của Hoa Kỳ là thay đổi chế độ chính trị trên hòn đảo. Về phần mình, Cuba cố gắng khai thông các kênh thương mại vốn bị Washington phong tỏa đã hơn 50 năm nay. Xét từ bất kỳ góc độ nào cũng thấy giữa những mục tiêu này tồn tại sự mâu thuẫn.

 Pv Sputnik: Vậy ý nghĩa thực sự của việc bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ là gì?

 Chuyên viên Marco A. Gandasegi Iho: Đối với Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là các nhà tài phiệt đã thành công thuyết phục những thành phần khác trong giai cấp cầm quyền rằng cách mạng Cuba không dẫn đến sụp đổ sau khi chấm dứt viện trợ của Liên Xô hồi cuối thế kỷ trước. Hoa Kỳ cũng nhận ra rằng chỉ có xâm lược hòn đảo mới đáp ứng cho lợi ích của họ. Nhưng không phải là  xâm lược bằng quân sự. Mỹ có kế hoạch xâm lăng kinh tế, sự bão hòa vốn tư bản với cách quản lý thích hợp có thể gây bất ổn cho cách mạng Cuba.

Còn đối với Cuba bây giờ là thời điểm chân lý. Cách mạng sẽ chỉ được duy trì với điều kiện có thể cùng tồn tại với thế giới tư bản đang bao quanh nó từ tất cả các phía theo đúng nghĩa đen. Dưới góc độ ngoại giao, Cuba đã biết trở thành một phần của châu Mỹ La Tinh. Cuba giữ quan hệ ngoại giao với Tây Âu và Canada, Cuab xây dựng quan hệ hiệu quả với Trung Quốc và Nga. Câu hỏi đặt ra là liệu Cuba có thể tiến một bước để gặp Hoa Kỳ? Người Cuba biết rằng Mỹ xích gần họ không phải với ý định tốt lành.

No comments:

Post a Comment