Sunday, November 28, 2021

Lòng dũng cảm của Cô Péc Ních và Ga Li Lê

Cô Péc Ních, tên tiếng Ba Lan là Nicolaus Copernicus
 

Lòng dũng cảm của Cô Péc Ních và Ga Li Lê đã đóng góp và sự tiến bộ của châu Âu và của nhân loại nói chung.

 

Cô Péc Ních là một nhà thiên văn Ba Lan. Ông quan sát sự vận chuyển của các hành tinh và nhận ra rằng các hành tinh và trái đất xoay quanh mặt trời chứ không phải là mặt trời xoay quanh trái đất như Giáo Hội Công Giáo lúc đó nói. Ông Cô Péc Ních viết sách về những gì ông ta khám phá ra nhưng không dám xuất bản ngay. Sách của ông ta chỉ được in ra và xuất bản khi ông ta sắp chết vào năm 1543. Nhờ thế ông ta không bị Giáo Hội trừng phạt.

Bẩy mươi hai năm sau khi sách của Cô Péc Ních được in ra, vào năm 1615, có ông Ga Li Lê, (tên tiếng Ý là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei), một nhà thiên văn người Ý, lên tiếng ủng hộ thuyết của ông Cô Péc Ních. Giáo Hội Công Giáo lên án ông là làm rối đạo. Ông viết sách phản biện và gây ra tranh cãi trong xã hội lúc đó xem giữa ông Ga Li Lê và Đức Giáo Hoàng thì ai là kẻ đúng. Cuối cùng, năm 1932 ông Ga Li Lê bị Giáo Hội Công Giáo bắt giam, không cho ông ta được phát biểu cho quần chúng nghe nữa. Tuy bị Giáo Hội lên án là điên, ngu xuẩn và làm rối đạo nhưng cuối cùng ông Ga Li Lê vẫn nói "Dù sao thì trái đất vẫn xoay quanh mặt trời".

Ông Ga Li Lê (Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei)


Câu chuyện của Cô Péc Ních và Ga Li Lê nói lên là vào thế kỷ 16 và 17, có một số khám phá về khoa học đã làm cho một số giáo lý tôn giáo trở thành sai. Điều này làm cho mọi người thấy là việc nghiên cứu sự vật một cách khoa học đem lại chân lý và tiến bộ cho loài người hơn là cứ chấp nhận một số giáo điều là luôn luôn đúng và không bao giờ dám phản biện. Ga Li Lê không phải là nhà khoa học duy nhất vào thời đó mà có nhiều nhà khoa học ở nhiều nước châu Âu cũng nghiên cứu và đưa ra kết quả công trình nghiên cứu của mình. Những kết quả của nghiên cứu khoa học làm cho một số giáo điều trở thành lỗi thời và đồng thời tạo ra sự tranh luận trong xã hội xem ai đúng ai sai. Do có nhiều sự tranh luận mà người ta thấy được rằng lý luận như thế nào mới là hợp lý, mới có giá trị, và những lý luận nào tuy nghe có vẻ như hợp lý nhưng lại không phù hợp với thực tế đang diễn ra. Những lý luận không phù hợp với thực tế bị gọi là ngụy biện.

Sự nghiên cứu khoa học đã đem lại sự tiến bộ về khoa học nhưng các cuộc tranh luận về các kết quả khám phá ra đã khiến cho người dân Châu Âu có thái độ là không phải ai khác ý kiến với những kẻ có quyền, với chính quyền đều là sai, là có tội. Mọi người viết sách nói lên ý kiến của mình và tranh cãi với nhau, tranh cãi với các thế lực thời đó như chính quyền, giáo hội tạo ra văn hóa của người Tây Phương là người dân khác ý kiến với chính quyền không phải là cái tội. Điều gì đúng hay sai phải được chứng minh bằng phương pháp khoa học và các bằng chứng khách quan chứ phải là người cầm quyền nói điều gì thì dân phải chấp nhận như thế, nếu dân nói khác đi là dân có tội.

Các công trình nghiên cứu khoa học và các tranh cãi của thế kỷ 16, 17 đã dẫn đến Thời Đại Khai Sáng vào thế kỷ 18, 19. Trong thế kỷ 18, 19 có nhiều nhà tư tưởng đưa ý kiến phê phán những gì đang có trong xã hội, tạo ra sự tranh luận đưa đến nhiều sự thay đổi trong chính trị, văn hóa, xã hội tại các nước châu Âu khiến cho châu Âu tiến bộ vượt bực, bỏ xa các nền văn minh đã từng có như Ấn Độ, Trung Hoa, Hồi Giáo ...


 

Minh Đức

2021.11.28

 

No comments:

Post a Comment