Saturday, January 11, 2020

Khi Iran nhận là đã bắn rơi máy bay Ukraine

Máy bay chở hành khách của hàng không Ukraine
Ngày 8 tháng 1 năm 2020, một máy bay chở hành khách của Ukraine cất cách từ phi trường Teheran của Iran bị rơi làm chết 176 người. Một số nước đổ cho là Iran đã bắb rơi máy bay này. Chính quyền Iran lúc đầu chối. Ba ngày sau, đến ngày 11 tháng 1 năm 2020, chính quyền Iran ra tuyên bố nhận là mình đã bắn rơi máy bay này. Như vậy là chính quyền Iran công nhận là mình đã nhầm lẫn mà bắn rơi máy bay chở hành khách. Trước đây, Nga đã hai lần bắn rơi máy bay chở hành khách nhưng Nga làm chuyện bịa đặt quanh co để chối tội. Đó là sự khác nhau giữa Iran và Nga.

Năm 1988, tàu chiến Mỹ tại Trung Đông cũng đã bắn rơi một máy bay chở hành khách của Iran làm 290 người chết. Sau đó Mỹ đã nhận là mình đã bắn nhầm và tổng thống Mỹ Ronald Reagan gửi điện xin lỗi Iran.

Trước đây, người Nga đã hai lần bắn rơi máy bay hàng không dân sự. Năm 1983, Nga bắn rơi máy bay của hãng hàng không Nam Hàn làm chết 269 người. Năm 2014, Nga bắn rơi máy bay của hãng hàng không Mã Lai làm chết 283 người. Cả hai vụ, Nga đều không nhận là mình đã bắn mà đổ lỗi quanh co. Vụ bắn rơi máy bay Mã Lai lúc máy bay này bay qua không phận Ukraine, Nga đã đặt nhiều luận điệu để đổ tội cho Ukraine. Khi luận điệu của Nga bị người ta vạch ra là vô lý thì Nga đặt ra luận điệu khác, cứ như thế Nga bịa ra 4, 5 luận điệu. Hòa Lan đã điều tra và kết luận là Nga bắn rơi nhưng đến nay Nga vẫn không nhận. Còn vụ bắn rơi máy bay Nam Hàn, thì sau khi Mỹ và Nam Hàn đưa ra nhiều bằng chứng lấy từ nguồn tình báo thì Nga mới nhận là mình bắn. Nhưng mấy năm gần đây, người Nga lại làm ra một video có đăng trên Youtube nói là chiếc máy bay Nam Hàn là máy bay do thám thật được ngụy trang làm máy bay chở khách, chứ không phải là Nga bắn lầm. Vẫn còn chỗ vô lý trong luận điệu này vì máy bay Nam Hàn chở 269 người, ngồi chật kín máy bay thì không còn chỗ để đặt máy móc do thám. Chiếc máy do thám tín hiệu điện tử của Mỹ lớn bằng máy bay chở hành khách. Bên trong để chật kín máy móc do thám, chỉ có hơn chục nhân viên trên máy bay.

Điều này cho thấy cũng có sự khác nhau về văn hóa giữa người Iran và người Nga. Phải chăng người Iran xem ra vẫn có chỗ lương thiện. Người Iran theo Hồi Giáo. Nhiều người Iran không thích cách mạng Hồi Giáo vì thấy những người theo cách mạng cuồng tín và chính quyền bắt dân nói theo luận điệu của chính quyền. Iran cuồng tín tin vào tôn giáo có lẽ cũng còn đỡ hơn là những người cộng sản không tin vào tôn giáo nào chăng? Tin vào tôn giáo thì sẽ khư khư tôn trọng giá trị đạo đức mà tôn giáo đó đặt ra. Đôi khi trở thành quá khe khắt. Không tin vào tôn giáo nào thì không có giá trị đạo đức nào để tôn trọng. Thì sẽ xử sự xoay sở, quay quắt, tráo trở, không theo nguyên tắc đạo đức nào cả, miễn sao có lợi cho mình thì thôi.

Người Tây Phương sau này cũng ít tin vào tôn giáo, nhưng họ dùng luật pháp để hướng dẫn hành vi con người. Không tin vào tôn giáo, cũng không tuân theo luật pháp thì không có chuyện bậy nào mà không dám làm.

Cuộc cách mạng vô sản do người Nga xuất cảng sang các nước từ đầu thế kỷ 20 bài bác tôn giáo mà cũng bài bác luôn luật pháp. Người cộng sản Nga theo chủ nghĩa Mác cho rằng tôn giáo là mê tín, là thuốc phiện của nhân dân. Còn luật pháp là của giai cấp bóc lột đặt ra để bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Nên chế độ cách mạng vô sản Nga không tổ chức hệ thống tư pháp đặt luật pháp lên trên hết như các nước Tây Phương mà đặt ra hệ thống tư pháp đặt đảng lên trên hết. Tòa án Tây Phương xử án theo luật pháp còn tòa án của chế độ cách mạng vô sản Nga xử án theo lệnh của đảng cộng sản. Còn luật pháp thì tuy có viết ra nhưng du di, có khi không theo.

Không tin vào đạo đức, cũng không tin vào luật pháp, chế độ cách mạng vô sản của Nga đặt ra không tồn tại được lâu.

Minh Đức
2020-01-11

No comments:

Post a Comment