Friday, May 20, 2011

Đảng Cộng Sản Ấn Độ thất cử tại Tây Bengal


Những người cộng sản Ấn Độ lên cầm quyền tại tiểu bang Tây Bengal từ năm 1977 tại nay đang bị dân đổ lỗi là đã làm cho kinh tế đi xuống, tuyên bố nhận là mình đã thua trong vụ bầu cử.




Đảng Cộng Sản Ấn Độ thất cử tại Tây Bengal

Tin Ấn Độ ngày 13-5-2011:
Nguồn BBC:
http://www.bbc.co.uk/news/world-south-asia-13374646

 Bản đồ các tiểu bang của Ấn Độ . Tiểu bang Tây Bengal (West Bengal) nằm ở bên phải, màu xanh đậm, sát với Bangladesh

Chính quyền của một đảng cộng sản do dân bầu chứ không cướp chính quyền được cầm quyền lâu nhất thế giới đã bị thất cử trong cuộc bầu cử tại tiểu bang Tây Bengal, Ấn Độ .

Những người cộng sản Ấn Độ lên cầm quyền tại tiểu bang Tây Bengal từ năm 1977 tại nay đang bị dân đổ lỗi là đã làm cho kinh tế đi xuống, tuyên bố nhận là mình đã thua trong vụ bầu cử.

Lãnh tụ đảng Triamool Congress (TMC) (đảng Quốc Hội Nhân Dân) là bà Mamata Banerjee đang trên đà thắng lớn.

Bà Mamata BanerJee

Tại tiểu bang Tamil Nadu, một đảng đang là liên minh với đảng Quốc Đại cũng bị thất cử vì đã dính vào một vụ tham nhũng mang tai tiếng làm rúng động Ấn Độ .

Khi bản tin này được đăng thì việc kiểm phiếu đang tiếp diễn tại hai tiểu bang khác của Ấn Độ và tại vùng tự trị Pondicherry .


Những người cộng sản đang phải đối phó với sự cạnh tranh ráo riết tại tiểu bang Kerala ở phía Nam Ấn Độ. Tại tiểu bang Assam nằm ở phía Đông Bắc Ấn Độ, đảng Quốc Đại có triển vọng thắng cử với đa số lớn .

Các phóng viên nói rằng tại Ấn Độ đang có chiều hướng là các đảng có tầm hoạt động tại địa phương  đang được dân chú ý bầu cho . Các cuộc bầu cử này làm cho người dân bớt chú ý đến các vụ tham nhũng làm cho chính phủ Ấn Độ bị mang tai tiếng từ mấy tháng qua.

Tại Tamil Nadu, đảng Dravida Munnetra Kazhgam (DMK) bị mất phiếu . Tại Kerala, đảng Quốc Đại chỉ lấy được 16 ghế trong số 20 ghế của tiểu bang, nghĩa là đã bị mất nhiều phiếu.

Các phóng viên cũng nói rằng lãnh tụ nhạy bén, bà Banejee, sẽ thương thuyết với các liên minh khác trong quốc hội với tư thế mạnh chứ không phải là chỉ là chấp nhận được vào quốc hội mà thôi.

Chấm dứt tình trạng độc đoán

Bà Banerjee là một liên minh quan trọng của đảng có tầm vóc liên bang là đảng Quốc Đại và đảng của bà và đảng Quốc Đại vẫn thường hợp tác trong các cuộc bầu cử .

Bà Banerjee nói những người cộng sản Ấn Độ đã thất bại trong việc đem lại no ấm cho 90 triệu dân tại tiểu bang Tây Bengal vì đã làm cho nền kinh tế đi xuống .

Bà tuyên bố: “Đây là sự chiến thắng của “Maa, Maati Manush” (Mẹ, Đất và Nhân Dân) khi tin về kiểm phiếu cho thấy đảng của bà đang trên đà thắng lớn .

Bà nói tiếp: “Chúng tôi sẽ đem lại một chính phủ tốt . Sẽ chấm dứt tình trạng độc đoán và đàn áp . Đây là sự chiến thắng của nhân dân chống lại những năm tháng bị đè nén”.

Phóng viên đài BBC Soutik Biswas tại Calcutta nói rằng những người ủng hộ đảng TMC của bà Banejee đã tụ tập trước nhà bà, phất cờ đảng TMC và hô to khẩu hiệu mừng chiến thắng .

Những người ủng hộ bà Banerjee đang reo hò trước của nhà bà

Vào khoảng trưa, giờ Ấn Độ, với phần lớn số phiếu đã được kiểm, kết quả cho thấy là đảng Cộng Sản Ấn đã rõ ràng là thất cử, Thống Đốc thất cử Buddadeb Bhattacharya chấp nhận từ chức.

Ông Buddadeb Bhattacharya, đảng Cộng Sản Ấn Độ

Ông Bhattachary đã thua trong cuộc bầu cử như nhiều nhà lãnh đạo khác trong đảng Cộng Sản Ấn Độ theo chủ nghĩa Mác xít .

Phản đối chính quyền

Tại tiểu bang Tamil Nadu, đảng All India Anna Dravida Munnetra Kazhagam (AIADMK), được lãnh đạo bởi cựu diễn viên điện ảnh J Javalalitha cũng thắng lớn . Những người ủng hộ bà Javalalitha cũng đang nhảy múa và phát bánh kẹo trên đường phố Madras, thủ phủ của tiểu bang Tamil Nadu.

 Bà J Javalalitha thời còn xuân sắc

Bà J Javalalitha lúc ra tranh cử

Kẻ tranh cử với bà J Javalalitha là ông Karunanidhi thuộc đảng DMK cũng đã chấp nhận từ chức .

Phóng viên báo cáo rằng đảng DMK, một đảng liên minh với đảng Quốc Đại bị thất cử vì trong thời gian cầm quyền làm cho bị cắt điện nhiều quá và làm cho giá cả gia tăng trong tiểu bang Tamil Nadu.

Tâm lý phản đối chính quyền tại tiểu bang Tamil Nadu là nguyên nhân đưa đến sự thất cử của những người đang cầm quyền và người dân cũng chỉ trích chính phủ cũ không nói lên nguyện vọng của người Tamil tại Sri Lanka.

Trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua, hơn 140 triệu cử tri đã đi bầu quốc hội của các tiểu bang .

Bình Luận:

Các tin tức về bầu cử ở một xứ xa lạ có thể làm người đọc chán khi đọc các chi tiết đảng nào liên minh với đảng nào, đảng này được bao nhiêu ghế, đảng kia được bao nhiêu ghế. Đó cũng là bản tin thông thường được thấy tại các xử dân chủ. Các bản tin về bầu cử thường không hấp dẫn và gây sôi động như các bản tin kiểu như khủng phố đâm máy bay vào tòa nhà cao tầng tại New York, hay tin Mỹ giết được lãnh tụ tổ chức Al Qaeda nhưng điều đáng để ý trong bản tin trên là nước Ấn Độ cũng có đảng cộng sản và đảng Cộng Sản Ấn đã từng được dân bầu lên tại một tiểu bang của Ấn Độ và đã từng cầm quyền từ 1977 cho đến 2011, tức là 38 năm. Với thời gian hơn 30 năm đó, ông Lý Quang Diệu đã làm cho Singapore từ một nước nghèo trở thành một nước có trình độ kinh tế, xã hội ngang với các nước Tây phương tiên tiến. Ấy thế mà người Việt lại không ai để ý đến đảng Cộng Sản Ấn Độ này. Ngay cả những người Việt chống cộng cũng không đem đảng Cộng Sản Ấn Độ ra mà lên án.

Điều khác nhau giữa đảng Cộng Sản Ấn Độ và các đảng cộng sản tại Nga, Trung Quốc, Việt Nam hay Đông Âu là đảng Cộng Sản Ấn Độ chỉ theo thuyết Mác xít mà thôi còn các đảng cộng sản tại Nga, Trung Quốc, Đông Âu và Việt Nam theo chủ thuyết Mác xít – Lê ni nít. Sự khác nhau là chủ thuyết Lê nin nít. Thuyết Mác xít – Lê nin nít là cách nhìn, thái độ của Lê nin với chủ thuyết Mác xít. Lê nin cũng tin vào thuyết Mác xít như những người cộng sản khác trên thế giới nhưng thái độ của Lê nin với chủ nghĩa Mác là phải dùng bạo lực và dùng tất cả các phương tiện hợp pháp cũng như không hợp pháp để cướp chính quyền. Còn đảng Cộng Sản Ấn Độ, cũng giống như các đảng cộng sản khác tại các xứ Tây phương như Ý, Pháp, Mỹ, Canada… thì cũng tin vào thuyết Mác xít nhưng không chủ trương dùng bạo lực để cướp chính quyền mà chấp nhận tranh cử bình đẳng với các đảng khác và chấp nhận hoạt động trong vòng luật pháp của quốc gia .

Sự khác nhau về đường lối giữa các đảng cộng sản chỉ theo thuyết Mác xít mà thôi và đảng cộng sản theo thuyết Mác Lê đã đưa đến sự đối xử khác nhau với đảng cộng sản tại các nước. Tại các nước mà đảng cộng sản chỉ theo thuyết Mác xít mà thôi chấp nhận hoạt động bình đẳng với các đảng khác, tôn trọng luật pháp và chấp nhận sẽ lên nắm quyền khi được đa số dân bầu và chấp nhận bước xuống khi dân không bầu cho thì đảng cộng sản được hoạt động công khai, không bị đàn áp. Còn các đảng cộng sản theo chủ thuyết Mác Lê thì bị các nước đặt ra ngoài vòng pháp luật vì chính bản thân các đảng cộng sản theo chủ thuyết Mác Lê cũng không chấp nhận tôn trọng luật pháp của quốc gia mình đang sống, không chấp nhận đối xử với đảng khác bình đẳng với mình và chủ trương dùng bạo lực đối với các tổ chức chính trị khác.

Tại Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia và tại miền Nam trước 1975, các đảng cộng sản tại đây vì theo chủ thuyế Mác Lê nên đều bị chính phủ các nước này đặt ra ngoài vòng pháp luật, cấm hoạt động. Những người cộng sản Việt Nam thường lên án chế độ Ngô Đình Diệm lê máy chém để giết những người yêu nước. Đó là cách nói sai lạc vì chế độ Ngô Đình Diệm bỏ tù và giết những người cộng sản vì người cộng sản không chấp nhận sống theo luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa mà làm những việc như ám sát viên chức chính quyền tại quận, xã, đặt mìn làm nổ xe đò chở hành khách, đắp mô trên quốc lộ, phá cầu, phá đường làm ngăn trở giao thông. Ám sát viên chức là để làm suy yếu guồng máy chính quyền miền Nam, đắp mô, phá đường là để phá hoại kinh tế, làm cho miền Nam suy yếu, làm nổ xe đò giết chết dân thường là để gây sợ hãi, hỗn loạn trong xã hội rồi nhân sự hỗn loạn đó mà cộng sản vũ trang cướp chính quyền. Lý do Việt Nam Cộng Hòa đặt đảng Cộng Sản Việt Nam ra ngoài vòng pháp luật tại Việt Nam cũng giống như là lý do các chính phủ Singapore, Mã Lai, Thái Lan hay Indonesia đặt đảng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

Tại Indonesia, vào thập niên 1960, khi tổng thống Sukarno cầm quyền, ông theo đường lối dân chủ như các nước Tây Phương đã để cho đảng Cộng Sản Indonesia hoạt động công khai. Nhưng những người cộng sản Indonesia theo chủ thuyết Mác Lê và chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không chịu hoạt động trong vòng luật pháp mà họ lợi dụng sự tự do để xâm nhập vào các cấp chính quyền. Họ tìm cách loại trừ, ám sát nhừng người không theo họ và chuẩn bị khí giới để dùng bạo lực cướp chính quyền mà không theo thể thức bầu cử dân chủ như các nước Tây phương. Một số tướng lãnh trong quân đội Indonesia đã bị cộng sản giết để làm tê liệt quân đội làm cho quân đội không còn khả năng chống lại cộng sản khi cộng sản vũ trang cướp chính quyền. Một ông tướng trong quân đội Indonesia là Suharto thấy mình cũng có nguy cơ bị cộng sản giết nên đã làm đảo chánh, lên cầm quyền thay thế ông Sukarno. Ông Suharto giết và bỏ tù nhiều người cộng sản và từ đó ông cấm đảng cộng sản hoạt động tại Indonesia.

 Ông Sukarno, tổng thống Indonesia từ 1945 đến 1967

Tướng Suharto, lúc đang cầm quyền. Ông Suharto làm tổng thống Indonesia từ 1967 đến 1998.

4 comments:

  1. Tại Indonesia, vào thập niên 1960, khi tổng thống Sukarno cầm quyền, ông theo đường lối dân chủ như các nước Tây Phương đã để cho đảng Cộng Sản Indonesia hoạt động công khai. Nhưng những người cộng sản Indonesia theo chủ thuyết Mác Lê và chịu sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không chịu hoạt động trong vòng luật pháp mà họ lợi dụng sự tự do để xâm nhập vào các cấp chính quyền. Họ tìm cách loại trừ, ám sát nhừng người không theo họ và chuẩn bị khí giới để dùng bạo lực cướp chính quyền mà không theo thể thức bầu cử dân chủ như các nước Tây phương. Một số tướng lãnh trong quân đội Indonesia đã bị cộng sản giết để làm tê liệt quân đội làm cho quân đội không còn khả năng chống lại cộng sản khi cộng sản vũ trang cướp chính quyền. Một ông tướng trong quân đội Indonesia là Suharto thấy mình cũng có nguy cơ bị cộng sản giết nên đã làm đảo chánh, lên cầm quyền thay thế ông Sukarno. Ông Suharto giết và bỏ tù nhiều người cộng sản và từ đó ông cấm đảng cộng sản hoạt động tại Indonesia.

    ----------------------


    Báo Úc Sydney Morning Herald thu thập tư liệu chủ yếu bằng phỏng vấn cựu sĩ quan Bungkus và những thông tin trước đó do cựu trung tá Abdul Latief cung cấp.

    Cả hai đều bị bắt giam vì can tội dính vào vụ nổi loạn quân sự mà người ta cho rằng do PKI kích động, xảy ra vào ngày 30-9-1965.

    Hai người này được thả vào tháng 3-1999 (Abdul Latief chết vào ngày 6-4-2005).

    Sự cố tháng 10-1965 là kết quả của chiến dịch được dàn dựng cẩn thận và lên kế hoạch lâu dài do CIA và số tướng tá Indonesia được Mỹ nuôi dưỡng tiến hành.

    Cuộc chính biến, của tướng Suharto, xảy ra vào đêm 30/9/1965, với sự dàn dựng và chỉ đạo trực tiếp từ các cố vấn Mỹ, Anh, Úc, nhóm sĩ quan do Mỹ kích động - mà một người trong số đó có liên quan mật thiết với Suharto - đã bắt và hành hình tướng tham mưu trưởng Ahmad Yani và 5 viên tướng cấp cao khác bằng cách chặt từng khúc, rất nhiều đảng viên Cộng sản đã bị giết hại, hàng trăm người khác đã bị tra tấn và hành hình.

    Hồi đó, người ta tin rằng nhóm bạo loạn được PKI kích động nhưng Bungkus và Latief bây giờ khai rõ rằng họ đã bị CIA dụ dỗ và sau đó bị vu cáo liên kết với Đảng Cộng sản.

    Bungkus lúc đó là sĩ quan bảo vệ TT, đêm 30-9, Bungkus được lệnh tham gia 1 trong 7 nhóm mang sứ mạng bắt và giết một số tướng lĩnh cấp cao.

    Trong cuộc họp ngắn, Bungkus và nhóm sĩ quan trực tiếp hành động được viên chỉ huy – trung úy Dul Arief – cho biết một số viên tướng chóp bu đang thành lập một “Dewan Jenderal” (Ủy ban các tướng lĩnh) nhằm mục đích lật đổ TT Surkano, nhưng kế hoạch hành động của nhóm Bungkus sau đó đã thất bại.

    Đầu tiên, đội hành động được phái tới nhà Bộ trưởng Quốc phòng Abdul Harris Nasution - người thân thiện nhất với Tòa đại sứ Mỹ và CIA - đã làm hỏng việc khi để Nasution trốn thoát.

    Sự vây bắt này không nhằm vào một gương mặt quan trọng: tướng Suharto, chỉ huy trưởng lực lượng dự bị chiến lược, không ai được gửi đến để thương lượng với tướng Suharto.

    Điều này từng trở thành câu hỏi khó lý giải nhất khi nói đến sự cố tháng 10-1965. Sau khi lánh nạn ở căn cứ không quân Halim, TT Sukarno trở về và ngày 15-10-1965, chỉ định Suharto làm tham mưu trưởng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bởi thế, ngày 1-10, Suharto – với sự ủng hộ của tướng Nasution – đã nhanh chóng xuất hiện, dẹp tan cuộc bạo loạn và chiếm giữ Jakarta, tuyên bố thành lập Ủy ban Cách mạng.

      Cựu trung tá Latief khai rằng ông đã đích thân tường trình kế hoạch với Suharto và ông này biết chắc vào ngày 30-9, 7 viên tướng sẽ bị bắt và áp giải đến Bung Karno (tức TT Sukarno)”, Latief còn khai rõ rằng ông đến quân y viện để gặp Suharto, khi viên tướng này vào thăm bệnh con trai Tommy và không thấy Suharto phản ứng gì khi nghe nói đến âm mưu đảo chính của 7 viên tướng, Latief còn nêu ra một tài liệu chứng minh rằng người Anh và Mỹ đã can dự vào mưu đồ lật đổ Sukarno của 7 viên tướng, tài liệu bị rò rỉ này – một bức thư từ Đại sứ Anh Andrew Gilchrist – cũng tiết lộ rằng Anh có làm việc với CIA”.

      Cuộc đại thảm sát này, không giống như Khơ-me Đỏ làm, quân đội của Suharto không giữ độc quyền thực hiện cuộc tàn sát - Họ kích động tình cảm của người dân thành một cơn giận chống cộng sản, chống người Trung Hoa và sau đó phân phát súng ống và danh sách của những người bị nghi ngờ là cộng sản tới thường dân Indonesia, xúi giục họ quét sạch 3.5 triệu đảng viên Đảng Cộng Sản (PKI).

      Suharto, một tên đồ tể đã được CIA và phương tây hỗ trợ, thừa cơ trả thù và vùi Indonesia trong bể máu, những đao phủ tình nguyện của Suharto, lúc đó, có thể lên tới con số hàng chục nếu không phải là hàng trăm hay nghìn người.

      Delete
    2. Phương tây giữ yên lặng khi quân đội và dân quân Indonesia đi từ thành phố này đến thành phố khác, gom những người bị nghi ngờ là cộng sản và ra lệnh cho họ tự đào huyệt để chôn mình trước khi giết họ; đôi khi chặt đầu những thi thể và đem thủ cấp ra thị chúng.

      Những giáo viên và những lãnh đạo thị dân khác bị buộc phải soạn thảo ra danh sách đối tượng thủ tiêu trong số những người có ảnh hưởng tại địa phương, nhiều người trong số họ đã làm việc đó để cứu chính họ và người khác; trong khi, theo lời của một báo cáo của tình báo Anh sau đó, những nạn nhân "thường chỉ là những nông dân bị hoảng hốt nên đã trả lời sai một câu hỏi trong một đêm tối trời được đưa ra bởi những tên côn đồ khát máu đang say mê trong bạo lực."

      Những sự kiện chính xác xung quanh cuộc lật đổ Tổng thống Sukarno vẫn bị che kín bởi một bức màn bí mật, câu chuyện chính thức là Suharto đã xen vào để cứu nước khỏi một cuộc đảo chính được sắp đặt bởi những sĩ quan cánh tả được hậu thuẫn bởi PKI, rằng trước âm mưu đảo chính của giới quân sự nhằm lật đổ chính quyền của tổng thống Sukarno, một nhóm sỹ quan tự nhận là những "sỹ quan cấp tiến" ủng hộ Tổng thống đưa ra kế hoạch bắt toàn bộ thành viên của Hội đồng tướng lĩnh. Đảng Cộng sản Indonesia ủng hộ kế hoạch này.

      Trong sách vở của Indonesia chỉ đề cập tới việc vào ngày 30 tháng 9 năm 1965 những người phụ nữ cộng sản đã bắt cóc nhiều tướng Indonesia, sau đó không chỉ giết chết mà còn cắt lưỡi họ, tất cả những tội ác được Mỹ và tay sai tại Indonesia đều đổ hết lên đầu Đảng Cộng sản Indonesia.

      Thời điểm đó Mỹ lo sợ nguy cơ Đảng Cộng Sản sẽ lên nắm quyền tại đây như đã nó trên là Đảng Cộng sản Indonesia thời đó đứng thứ 3 trên thế giới về số đảng viên, và sẽ tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu các đồn điền và đất của địa chủ, đặc biệt là của những người nước ngoài để chia cho dân cày, thực tế ông Xucácnô đã quốc hữu hoá một phần tài sản của tư bản nước ngoài, hạn chế việc di chuyển lợi nhuận, kiểm soát tài chính, ngân hàng và Suharto đã trả lại sau đó khi lên nắm quyền.

      Nhiều người khác đã gợi ý rằng những sự kiện đó có thể đã được dàn dựng bởi Suharto để tạo ra sự ủng hộ cho cuộc thâu tóm quyền hành của ông ta.

      Tuy nhiên, có ít sự nhập nhằng hơn, về những sự kiện theo sau: đó là cuộc triệt tiêu tàn bạo trong một khoảng thời gian vài tháng một số lượng lớn những người tình nghi là cộng sản và người gốc Hoa.

      Dần dần - được kích động bởi cuộc tuyên truyền chính thức chống Bắc Kinh - Những đám đông hỗn tạp này hướng mũi tấn công sang những khối người Indonesia phi chính trị gốc Hoa.

      Từ tháng 10-1965 đến tháng 2-1966, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Marshall Green đã gửi về Washington nhiều bức điện báo cáo cho Ngoại trưởng Dean Rusk. Green đến Jakarta không lâu trước khi cuộc đảo chính xảy ra.

      Đại sứ Mỹ Marshall Green có vai trò rất quan trọng trong cuộc chính biến tháng 10-1965. Green chết vào ngày 6-6-1998 vì bệnh tim ở tuổi 82.

      Suốt từ tháng 10-1965 đến đầu năm 1966, Green đã gián tiếp gây sức ép buộc các cơ quan thông tấn và báo chí Indonesia lên tiếng chống Cộng, vu cáo PKI làm rối loạn trật tự chính trường khi can dự vào cuộc bắt giữ các tướng lĩnh.

      Robert F. Kennedy là một tiếng nói đơn độc khi ông ta nói, vào đỉnh cao của cuộc tàn sát: "Chúng tôi đã lên tiếng chống lại những cuộc tàn sát vô nhân đạo gây ra bởi Đức quốc xã và cộng sản.

      Nhưng chúng tôi cũng sẽ lên tiếng chống lại cuộc tàn sát vô nhân đạo ở Indonesia, nơi mà hơn 100.000 người bị buộc tội là cộng sản không phải là thủ phạm, mà là những nạn nhân!"

      Delete
    3. Hầu hết những người ở Washington đã không bị mất ngủ về cái chết của những người CS; không phải là vào năm 1965, năm mà quân đội tác chiến của Mỹ bắt đầu vào Việt Nam. Indonesia, nói cho cùng, cũng là một con domino quan trọng đã được Suharto giữ lại để không bị rơi vào tay Trung Hoa.

      Những gì Green làm tại Indonesia hệt như Lansdale đã làm ở Nam Việt Nam khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, vị thế và vai trò của Green thậm chí còn cao hơn: được phái sang Nam Triều Tiên hai lần, Nhật hai lần, Hồng Kông, New Zealand, Indonesia và sau đó là Úc. Green từng giữ cương vị thứ trưởng ngoại giao 2 năm, đặc trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, từng là cố vấn của Henry Kissinger khi Kissinger là ngoại trưởng và từng đi theo TT Nixon thăm Trung Quốc năm 1972...

      Cuộc tàn sát đã giúp Suharto củng cố sức mạnh một cách chắc chắn, đối thủ mạnh nhất của ông ta đã bị loại trừ về mặt thể xác và do đó người dân đã khiếp sợ và đầu hàng.

      Sau cuộc đảo chính do CIA đầu tư, một chế độ quân phiệt khát máu đã ra đời và từ đây, đất nước Indonesia đã lâm vào thời kỳ đen tối, trong vòng 2 năm 1965-1966, gần 1 triệu đảng viên cộng sản và những người ủng hộ Tổng thống bị giết, 600.000 người bị tù đày.

      Hầu hết những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Indonesia bị bắt và bị giết, những người còn lại phải rút vào hoạt động bí mật. Từ cuối tháng 10.1965, Đảng Cộng sản đã bị đặt ngoài vòng pháp luật.

      Năm 1965 các ngành công nghiệp Indonesia hoạt động với 25-30% công suất. Sản xuất nông nghiệp tăng chậm hơn mức tăng dân số, so với năm 1957, giá sinh hoạt năm 1965 tăng 360 lần.

      Từ sau năm 1965, khi giới quân sự lên nắm quyền, trong đường lối phát triển kinh tế của Inđônêxia có sự thay đổi quan trọng, Chính phủ đã đề ra chương trình ổn định và phục hồi kinh tế (1967-1968).

      http://my.opera.com/DinhPhD/blog/show.dml/21691642#comment107687622

      Delete