Saturday, March 7, 2020

Tại sao người Nhật sạch sẽ đến mức cực đoan


Các học sinh ngồi với cặp táp để trên bàn, háo hức về nhà sau một ngày dài nữa với bảy tiết học mỗi tiết 50 phút.

Các em kiên nhẫn lắng nghe giáo viên thông báo thời gian biểu ngày mai. Sau đó, như mọi ngày, đây là lời dặn cuối cùng của giáo viên: "Được rồi các em. Đây là danh sách lau dọn ngày hôm nay: tổ một và tổ hai phụ trách lớp học. Tổ ba và tổ bốn là hành lang và cầu thang. Tổ năm dọn nhà vệ sinh."

Ý thức người dân

Một vài tiếng rên rỉ phát ra từ tổ năm, nhưng bọn trẻ đứng dậy, chộp lấy cây lau, vải lau và xô từ tủ để chổi ở cuối lớp học, và bước đến nhà vệ sinh. Những cảnh tương tự cũng đang diễn ra tại các trường học trên khắp nước Nhật.

Hầu hết du khách lần đầu đến Nhật Bản đều ấn tượng làm sao đất nước này sạch sẽ đến như vậy. Sau đó, họ nhận thấy sự thiếu vắng thùng rác. Và thiếu công nhân quét đường nữa. Vì vậy, câu hỏi đọng lại trong đầu họ là: làm sao mà Nhật Bản sạch sẽ được như vậy?

Câu trả lời dễ dàng là chính bản thân người dân giữ mọi thứ sạch sẽ.

"Trong 12 năm đi học, từ tiểu học đến trung học, quét dọn là một phần trong lịch trình hàng ngày của học sinh," Maiko Awane, trợ lý giám đốc văn phòng Tokyo của chính quyền tỉnh Hiroshima, cho biết.

"Ở nhà cũng vậy, cha mẹ dạy chúng tôi rằng sẽ là không tốt nếu chúng tôi không giữ cho mọi thứ cũng không gian của mình sạch sẽ."

Đưa yếu tố ý thức xã hội vào trong chương trình học ở trường giúp các em xây dựng nhận thức và niềm tự hào về môi trường xung quanh. Ai muốn làm bẩn hoặc làm xấu mặt ngôi trường mà họ phải tự dọn dẹp cơ chứ?

"Đôi khi tôi không muốn lau dọn trường," Chika Hayashi, dịch giả tự do, nhớ lại. "Nhưng tôi chấp nhận vì đó là một phần của công việc hàng ngày. Tôi nghĩ rằng phải dọn dẹp trường học là một điều rất tốt bởi vì chúng tôi học được rằng điều quan trọng là chúng tôi phải có trách nhiệm dọn sạch mọi thứ và những nơi mà chúng tôi ở qua."


Khi đến trường, học sinh để giày trong tủ khóa và thay giày chạy. Ở nhà cũng vậy, mọi người để giày đi đường ở ngoài cửa vào. Ngay cả những người thợ sửa đến nhà cũng sẽ tháo giày và mang vớ đi tới đi lui. Và khi các học sinh lớn lên, ý niệm của các em về cái gì tạo nên không gian của bản thân vượt ra khỏi khuôn khổ lớp học và gồm luôn cả khu phố, thành phố và đất nước.

Sợ mất tiếng tăm?

Một số ví dụ về sự sạch sẽ đến cực đoan của người Nhật đã lan truyền trên mạng, như quy trình dọn dẹp tàu cao tốc Shinkansen dài bảy phút mà tự thân nó đã trở thành một điểm thu hút du khách.

Ngay cả các cổ động viên bóng đá Nhật cũng có ý thức sạch sẽ. Trong các giải World Cup ở Brazil (2014) và Nga (2018), các cổ động viên đội tuyển quốc gia Nhật đã làm ngạc nhiên cả thế giới khi họ ở lại để nhặt rác trên sân vận động. Các cầu thủ cũng giữ cho phòng thay đồ trong tình trạng sạch không một chút vết dơ. "Thật là tấm gương cho tất cả các đội bóng!" tổng điều phối viên chung của FIFA Priscilla Janssens viết trên Tweeter.

"Người Nhật chúng tôi rất nhạy cảm về tiếng tăm của mình trong mắt người khác," Awane nói. "Chúng tôi không muốn người khác nghĩ rằng chúng tôi rất tệ vốn không được giáo dục hoặc dưỡng nuôi đầy đủ để biết quét dọn."

Những cảnh tương tự diễn ra tại các lễ hội âm nhạc Nhật Bản. Tại Lễ hội Rock Fuji, lễ hội lớn nhất và lâu đời nhất của Nhật Bản, người hâm mộ giữ lại rác cho đến khi họ tìm thấy thùng rác.

Theo trang web của lễ hội, những người hút thuốc được yêu cầu mang theo gạt tàn cầm tay và 'kiềm chế hút thuốc nếu khói có thể ảnh hưởng đến người khác'. Thật là khác với Lễ hội Woodstock năm 1969, nơi Jimi Hendrix biểu diễn cho một số ít người giữa một đống rác rưởi.

Có rất nhiều ví dụ về nhận thức xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như vào khoảng 08:00, nhân viên văn phòng và nhân viên cửa hàng dọn dẹp đường phố xung quanh nơi họ làm việc. Trẻ em tình nguyện quét dọn trong cộng đồng hàng tháng, nhặt rác trên đường phố gần trường học của họ. Các khu phố cũng vậy, họ tổ chức các buổi vệ sinh đường phố thường xuyên. Cũng không phải là có gì nhiều thứ để quét dọn, bởi vì mọi người mang rác về nhà.



Thậm chí tiền giấy được nhả ra từ máy ATM cũng sắc nét và sạch sẽ như chiếc áo mới cứng. Dù sao đi nữa, tiền rất bẩn, đó là lý do tại sao bạn không bao giờ để tiền trực tiếp vào tay ai đó. Tại các cửa hàng, khách sạn và thậm chí trên taxi, bạn sẽ thấy một khay nhỏ để bỏ tiền. Sau đó nó sẽ được người khác nhặt lên.

Bụi bẩn vô hình - vi trùng và vi khuẩn - là một mối quan ngại khác. Khi mọi người bị cảm lạnh hoặc cúm, họ đeo khẩu trang y tế để tránh lây nhiễm cho người khác. Hành động đơn giản thể hiện sự quan tâm đến người khác này làm giảm sự lây lan của virus, nhờ đó tiết kiệm được khoản tiền lớn do bị mất ngày công và chi phí y tế.

Phật giáo và Thần đạo

Vậy làm sao người Nhật có ý thức sạch sẽ như vậy?

Đó chắc chắn không phải là điều gì mới mẻ, như thủy thủ Will Adams đã nhìn thấy khi ông neo đậu ở đất nước này vào năm 1600, nhờ đó trở thành người Anh đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản.

Trong tiểu sử về Adams có tựa là 'Samurai William', Giles Milton lưu ý rằng 'giới quý tộc sạch sẽ một cách tỉ mẩn', họ có được 'cống rãnh và nhà vệ sinh sạch bóng' và phòng tắm hơi bằng gỗ thơm vào thời điểm đường phố nước Anh 'thường là tràn ngập phân'. Người Nhật lúc đó 'đã kinh hoàng' trước sự coi thường sự sạch sẽ cá nhân của người châu u.

Một phần, sự bận tâm đến sự sạch sẽ ở đây xuất phát từ những quan tâm thực tế. Ở môi trường nóng ẩm như Nhật Bản, thức ăn sẽ ôi thiu nhanh chóng. Vi khuẩn sinh sôi. Giòi bọ nhung nhúc. Vì vậy, vệ sinh tốt có nghĩa là sức khỏe tốt.

Một ngôi chùa Phật Giáo

Nhưng nó có nguồn gốc còn sâu xa hơn thế. Sạch sẽ là một nguyên lý trung tâm của Phật giáo, vốn được truyền từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào khoảng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8. Thật vậy, trong chi phái Thiền tông của Phật giáo, vốn truyền đến Nhật Bản từ Trung Quốc vào thế kỷ 12 và 13, các công việc hàng ngày như dọn dẹp và nấu nướng được coi là cách luyện tâm, không khác gì thiền định.

"Trong Thiền tông, tất cả các sinh hoạt hàng ngày, bao gồm thọ thực và dọn dẹp, phải được coi là cơ hội để tu tập. Rửa sạch bụi bẩn ở cả thân và tâm đóng một vai trò quan trọng trong tu tập hàng ngày," Hòa thượng Eriko Kuwagaki ở chùa Shinshoji ở thành phố Fukuyama, tỉnh Hiroshima, cho biết.

Trong Trà Luận của Okakura Kakuro, tác phẩm kinh điển của ông về trà đạo và triết lý Thiền của nó, ông viết: "Trong Thiền tông, ở căn phòng cử hành trà đạo, tất cả mọi thứ đều sạch sẽ tuyệt đối. Không có một hạt bụi nào ở góc tối nhất, vì nếu có thì chủ nhà không phải là trà đạo sư."

Okakura viết những dòng này vào năm 1906, nhưng ngày nay nó vẫn còn đúng. Trước một buổi trà đạo tại trà quán Seifukan trong Vườn Shukkeien ở thành phố Hiroshima, bạn sẽ thấy người phụ giúp trà đạo sư trong trang phục kimono với tay và đầu gối tỳ vào sàn và dùng một cuộn băng dính màu cọ sàn, nhặt từng đốm bụi bặm.



Vậy thì tại sao tất cả các quốc gia Phật giáo không sạch sẽ đến mức ám ảnh như Nhật Bản? À, rất lâu trước khi Phật giáo xuất hiện, Nhật Bản đã có tôn giáo bản địa của mình: Thần đạo (có nghĩa là 'Con đường của Thần'), vốn được cho là kết tinh linh hồn của bản sắc Nhật Bản. Và sự sạch sẽ nằm ở trung tâm của Thần đạo.

Ở phương Tây, chúng ta được dạy rằng sạch sẽ nằm ngay bên thần linh. Trong Thần đạo, sự sạch sẽ chính là thần linh. Do đó, sự nhấn mạnh trong Phật giáo về sự sạch sẽ đơn thuần chỉ củng cố những gì người Nhật đã thực hành.

Thanh tẩy thường xuyên

Một quan niệm then chốt trong Thần đạo là kegare (tạp chất hoặc bụi bẩn), trái ngược với sự thuần khiết. Những biểu hiện về kegare bao gồm từ cái chết, bệnh tật cho đến hầu như mọi thứ khó chịu. Các nghi thức thanh tẩy thường xuyên là cần thiết để đẩy lùi kegare.

"Nếu một cá nhân bị kegare gây tổn thương, toàn xã hội có thể bị gây hại," ông Noriaki Ikeda, phụ tá giáo sỹ Thần đạo tại Đền Kanda ở Hiroshima, giải thích. "Do đó, điều quan trọng là phải thực hành sự sạch sẽ. Điều này giúp bạn thanh lọc bản thân và tránh những thảm họa cho xã hội. Đó là lý do tại sao Nhật Bản là một đất nước vô cùng sạch sẽ."

Sự quan tâm đối với người khác là dễ hiểu trong trường hợp bệnh truyền nhiễm chẳng hạn. Nhưng nó cũng hoạt động ở mức độ phổ thông hơn, như nhặt rác của chính mình. Như Awane đã nói: "Người Nhật chúng tôi tin rằng chúng tôi không nên làm phiền người khác bằng cách làm biếng và phớt lờ rác rến chúng tôi thải ra."


Ví dụ về nghi thức thanh lọc có rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Trước khi bước vào một ngôi đền Thần đạo, các tín đồ rửa tay và súc miệng trong một bể nước bằng đá ở lối vào.

Nhiều người Nhật mang xe hơi mới của họ đến đền thờ để được giáo sỹ thanh tẩy

Nhiều người Nhật mang xe hơi mới của họ đến đền thờ để được giáo sỹ thanh tẩy. Giáo sỹ sẽ sử dụng một cây đũa phép giống như phất trần có tên gọi là onusa mà ông dùng để vẫy quanh xe. Sau đó, ông mở cửa xe, nắp ca-pô và nắp khoang sau để thanh lọc bên trong xe.

Giáo sỹ cũng thanh lọc mọi người bằng cách vẫy onusa từ bên này sang bên kia. Ông thậm chí còn dùng nó để thanh lọc nền đất mà trên đó sắp sửa bắt đầu xây tòa nhà.

Nếu bạn sống ở Nhật Bản, chẳng mấy chốc bạn sẽ học theo lối sống sạch sẽ. Bạn ngừng hỉ mũi nơi công cộng, sử dụng nước rửa tay có sẵn để sử dụng tại các cửa hàng và văn phòng, và học cách phân loại rác gia đình của bạn thành 10 loại khác nhau để tiện cho tái chế.

Và, cũng giống như Will Adams và phi hành đoàn bị bỏ rơi vào năm 1600, bạn sẽ thấy chất lượng cuộc sống của mình được cải thiện.

Sau đó, khi trở về cố quốc, bạn sẽ sốc khi chứng kiến những 'kẻ mọi rợ' hắt hơi và ho vào mặt bạn. Hoặc dậm chân vào nhà bạn trong đôi giày bẩn. Điều này không thể tưởng tượng được ở Nhật Bản.

Nhưng vẫn còn hy vọng. Suy cho cùng, phải mất một khoảng thời gian để Pokémon, sushi và điện thoại có máy ảnh càn quét thế giới.

Steve John Powell & Angeles Marin Cabello BBC Travel


Dưới đây là nguyên văn bản tiếng Anh được đăng trên BBC Travel

 
What Japan can teach us about cleanliness

Steve John Powell & Angeles Marin Cabello

(This year, we published many inspiring and amazing stories that made us fall in love with the world – and this is one our favourites. Click here for the full list).

The students sit with their satchels on their desks, eager to get home after another long day of seven 50-minute classes. They listen patiently as their teacher makes a few announcements about tomorrow’s timetable. Then, as every day, the teacher’s final words: “OK everybody, today’s cleaning roster. Lines one and two will clean the classroom. Lines three and four, the corridor and stairs. And line five will clean the toilets.”

A few groans arise from line five, but the children stand up, grab the mops, cloths and buckets from the broom cupboard at the back of the classroom, and trot off to the toilets. Similar scenes are happening at schools across the country.

Most first-time visitors to Japan are struck by how clean the country is. Then they notice the absence of litter bins. And street sweepers. So they’re left with the question: how does Japan stay so clean?

The easy answer is that residents themselves keep it that way. “For 12 years of school life, from elementary school to high school, cleaning time is part of students’ daily schedule,” said Maiko Awane, assistant director of Hiroshima Prefectural Government’s Tokyo office. “In our home life as well, parents teach us that it’s bad for us not to keep our things and our space clean.”

Including this element of social consciousness in the school curriculum helps the children develop an awareness of, and pride in, their surroundings. Who wants to dirty or deface a school that they have to clean up themselves?

“I sometimes didn't want to clean the school,” recalled freelance translator Chika Hayashi, “but I accepted it because it was part of our routine. I think having to clean the school is a very good thing because we learn that it’s important for us to take responsibility for cleaning the things and places that we use.”

On arriving at school, students leave their shoes in lockers and change into trainers. At home, too, people leave their street shoes at the entrance. Even workmen coming to your house will remove their shoes and pad around in their socks. And as the schoolchildren grow, their concept of what constitutes their space extends beyond the classroom to include their neighbourhood, their city and their country.

Some examples of extreme Japanese cleanliness have gone viral, like the seven-minute Shinkansen train-cleaning ritual that has become a tourist attraction in its own right.

Even Japan’s football supporters are cleanliness-conscious. In World Cup football tournaments in Brazil (2014) and Russia (2018), the national team’s fans amazed the world by staying behind to pick up rubbish from the stadium. The players also left their dressing room in immaculate condition. “What an example for all teams!” tweeted FIFA’s general coordinator Priscilla Janssens.

“We Japanese are very sensitive about our reputation in others’ eyes,” Awane said. “We don’t want others to think we are bad people who don’t have enough education or upbringing to clean things up.”

Similar scenes unfold at Japanese music festivals. At the Fuji Rock festival, Japan’s biggest and oldest festival, fans keep their rubbish with them until they find a bin. Smokers are instructed to bring a portable ashtray and to ‘refrain from smoking where your smoke can affect other people’, according to the festival website. How different to 1969’s Woodstock festival, where Jimi Hendrix played to a handful of people amid a vast morass of trash.

    We don’t want others to think we are bad people who don’t have enough education or upbringing to clean things up

Examples of social awareness abound in daily life too. Around 08:00, for instance, office workers and shop staff clean the streets around their place of work. Children volunteer for the monthly community clean, picking up rubbish from the streets near their school. Neighbourhoods, too, hold regular street-cleaning events. Not that there’s much to clean, because people take their litter home.

Even banknotes emerge from ATM’s as crisp and clean as a freshly starched shirt. Nevertheless, money gets dirty, which is why you never put it directly into someone’s hand. In shops, hotels and even in taxis, you’ll see a little tray to place the money. The other person then picks it up.

Invisible dirt – germs and bacteria – are another source of concern. When people catch colds or flu, they wear surgical masks to avoid infecting other people. This simple act of consideration for others reduces the spread of viruses, thereby saving a fortune in lost work days and medical expenses.

So how did the Japanese become so clean-conscious?

It certainly isn’t a new thing, as mariner Will Adams found when he anchored here in 1600, thus becoming the first Englishman to set foot in Japan. In his biography of Adams, Samurai William, Giles Milton notes ‘the nobility were scrupulously clean’, enjoying ‘pristine sewers and latrines’ and steam baths of scented wood at a time when the streets of England ‘often overflowed with excrement’. The Japanese ‘were appalled’ by the Europeans’ disregard for personal cleanliness.

In part, this preoccupation is born of practical concerns. In a hot, humid environment like Japan’s, food goes off quickly. Bacteria flourish. Bug life abounds. So good hygiene means good health.

But it goes deeper than that. Cleanliness is a central part of Buddhism, which arrived from China and Korea between the 6th and 8th Centuries. In fact, in the Zen version of Buddhism, which came to Japan from China in the 12th and 13th Centuries, daily tasks like cleaning and cooking are considered spiritual exercises, no different from meditating.

“In Zen, all daily life activities, including having meals and cleaning the space, must be regarded as an opportunity to practice Buddhism. Washing off the dirt both physically and spiritually plays an important role in the daily practice,” said Eriko Kuwagaki of Shinshoji Temple in Fukuyama, Hiroshima Prefecture.

    Washing off the dirt both physically and spiritually plays an important role in the daily practice

In Okakura Kakuro’s The Book of Tea, his classic book about the tea ceremony and the Zen philosophy that infuses it, he writes that, in the room where the tea ceremony is held “…everything is absolutely clean. Not a particle of dust will be found in the darkest corner, for if any exists the host is not a tea master.”

Okakura wrote those words in 1906, but they still hold true today. Prior to a tea ceremony at the Seifukan tea house in Hiroshima’s Shukkeien Garden, you’ll see the tea master’s kimono-clad assistant on her hands and knees dabbing the tatami floor with a roll of sticky brown-paper tape, picking up every speck of dust.

So why aren’t all Buddhist nations as zealously clean as Japan? Well, long before the arrival of Buddhism, Japan already had its own indigenous religion: Shinto (meaning ‘The Way of The Gods’), said to enshrine the very soul of the Japanese identity. And cleanliness lies at the heart of Shinto. In the West, we are taught that cleanliness is next to godliness. In Shinto, cleanliness is godliness. So Buddhism’s emphasis on cleanliness merely reinforced what the Japanese already practiced.

A key concept in Shinto is kegare (impurity or dirt), the opposite of purity. Examples of kegare range from death and disease to virtually anything unpleasant. Frequent purification rituals are necessary to ward off kegare.

“If an individual is afflicted by kegare, it can bring harm to society as a whole,” explained Noriaki Ikeda, assistant Shinto priest at Hiroshima’s Kanda Shrine. “So it is vital to practice cleanliness. This purifies you and helps avoid bringing calamities to society. That is why Japan is a very clean country.”

This concern for others is understandable in the case of, say, infectious diseases. But it also works on more prosaic levels, like picking up your own rubbish. As Awane put it: “We Japanese believe we shouldn’t bother others by being lazy and neglecting the trash we’ve made.”

Examples of ritual purification abound in everyday life. Before entering a Shinto shrine, worshippers rinse their hands and mouth in a stone water basin at the entrance. Many Japanese take their new car to the shrine to be purified by the priest, who uses a feather duster-like wand called onusa that he waves around the car. He then opens the doors, bonnet and boot to purify the interior. The priest also purifies people by waving the onusa from side to side over them. He will even use it to purify land on which new building is about to commence.

If you live in Japan, you soon find yourself adopting the clean lifestyle. You stop blowing your nose in public, make use of the hand sanitizers provided for customers in shops and offices, and learn to sort your household rubbish into 10 different types to facilitate recycling.

And, like Will Adams and his castaway crew back in 1600, you find your quality of life improves.

Then, when you return to your homeland, you’re shocked by barbarians who sneeze and cough in your face. Or stomp into your house in dirty shoes. Unthinkable in Japan.

But there’s still hope. After all, it also took a while for Pokémon, sushi and camera phones to sweep the world.

Why We Are What We Are is a BBC Travel series examining the characteristics of a country and investigating whether they are true.

Join more than three million BBC Travel fans by liking us on Facebook, or follow us on Twitter and Instagram.

If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter called "The Essential List". A handpicked selection of stories from BBC Future, Culture, Worklife and Travel, delivered to your inbox every Friday.


No comments:

Post a Comment