Saturday, March 14, 2020

Tình báo Hoà Lan độc chiêu; thế giới CS mắc lừa

Pieter Boevé (đứng giữa)
Sự kiện bức tường Bá linh sụp đổ hay lệnh đặt đảng Cộng sản Nga ra ngoài vòng pháp luật của tổng thống Nga, Boris Yelsin, đã khai tử cho huyền thoại chủ nghĩa Cộng sản từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước và mãi cho đến nay. Trong thời gian gần đây, khoảng 15 năm sau đó, mới có một vài hé mở về những đòn phép bí mật của các phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Bài viết này, xin đề cập đến một bài học rất khôi hài và thú vị của cơ quan tình báo Hoà lan (Holland), môt quốc gia Tây Âu trung lập, về phương pháp mà họ đã dùng để ngăn chận sự lan tràn của chủ nghiã cộng sản trên đất nước họ trong điệp vụ mang tên: Ðồ án Mông cổ (Project Mongol).



Ðược thiết đãi quốc yến tại Ðại Sảnh Ðường Nhân dân, được tiếp kiến riêng với Mao Trạch Ðông, được đưa tin trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo (People"s Daily) và được trợ giúp những khoản tiền tài trợ hậu hĩ, Trung cộng ngay sinh thời của Mao đã dành nghi thức tiếp đãi thượng khách cho Chris Petersen, tổng bí thư đảng Cộng sản Hoà lan, người đưọc xem là học trò chân truyền của Mao Trạch Ðông. Không những chỉ là Mao, mà tổng bí thư đảng cộng sản Albany là Enver Hoxha cũng đã dành sự hâm mộ lớn lao cho ông. "Ðồng chí Chris Petersen" kính mến của Mao Chủ tịch có tên thật là Pieter Boevé, nhân viên phản gián của sở tình báo trung ương Hoà lan và cái gọi là Ðảng Mác xít Lê nin nít Hoà Lan (Marxist-Leninist Party of the Netherlands viết tắt là MNPN) cũng chỉ là gánh hát của sở tình báo Hoà lan.

"Tôi có thể diễn thuyết hàng tiếng đồng hồ và bạn sẽ tin ngay tôi phải là học trò chân truyền của Mao." Diễn viên đồng chí tổng bí thư, Pieter Boevé, đã nhớ lại như thế . Bây giờ, sau khi chủ nghiã cộng sản đã chết và Trung cộng không còn là một đối thủ của cuộc chiến tranh lạnh mà là bạn hàng buôn bán ở nền kinh tế toàn cầu hoá, ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, 74 tuổi, ông đã quyết định rửa sạch lai lịch của mình bằng cách vừa mới công khai xuất hiện trên hệ thống truyền hình quốc gia trong một bộ phim tài liệu kể lại câu chuyện sứ mạng điệp vụ của mình.

Thật sự, vào tháng 9/2004 vừa rồi, một nhân vật cao cấp của sở tình báo trung ương Hoà lan, ông Frists Hoekstra, đã làm kinh ngạc các đồng nghiệp và gây bàng hoàng, sửng sốt cho những người Maoists khi cho ra một cuốn hồi ký tiết lộ bí mật của Ðồ án Mông cổ (Project Mongol) và nhiều chương trình bí mật khác. Chính thủ tướng đương nhiệm đã phải ra lệnh điều tra xem trong tập hồi ký này có tiết lộ những bí mật quốc gia hay không. Sự tiết lộ này đã gây không ít khó khăn cho sở tình báo Hoà lan trong lúc đang bị một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ vì vẫn còn đeo đuổi những hoạt động vô bổ thời hậu chiến tranh lạnh . Chẳng hạn như họ vì lo mải mê theo dõi những nhóm theo chủ nghiã Mao, nên họ đã để xồng tổ chức Hồi giáo cực đoan đã ám sát nhà làm phim Théo van Gogh tháng 11 vừa qua. Có thể chính vì sự tiết lộ này đã khiến ộng Boevé, phải xuất hiện công khai nhanh hơn mà ông dự định.

Vào khoảng thập niên 50, Pieter Boevé, bắt đầu làm việc cho sở tình báo Hoà lan, bằng cách trà trộn vào trong những tổ chức cảm tình với cộng sản, với nhiệm vụ cung cấp thông tin về những người cộng sản hoạt động trong địa phương. Theo như ông Hoekstra, người ra hồi ký tháng 9 vừa rồi, lúc đó thật sự vai trò của ông Boevé không thực sự là to lớn mà chỉ là hoạt động để theo dõi những tổ chức cộng sản điạ phương mà thôi. Nhưng nhiều sự kiện quốc tế đã biến chuyển, do đó vai trò của ông Boevé phải thay đổi theo. Năm 1957, ông được mời đi dự đại hội thanh niên cộng sản thế giới tại Mạc tư khoa và được tiếp kiến với cả Nikita Khrushschev. Không bao lâu sau khi trở về từ Nga, ông được mời sang Bắc kinh. Trong giai đoạn này, rạn nứt giữa Mạc tư khoa và Bắc kinh đã không thể hàn gắn trở lạị Với sự cắt đứt tài trợ và cô lập hoá của Nga, Trung cộng dành mọi nỗ lực tranh thủ với các cộng đảng khác ở châu Âu và các lục điạ khác. Lợi dụng tình thế này, dưới sự điều khiển của sở tình báo Hoà lan, ông Boevé, dưới lốt áo cộng sản, đề nghị Trung cộng cho hợp tác.


Báo De Kommunist của đảng Cộng Sản Hòa Lan

Ðầu thập niên 60, ông sang Trung quốc để được huấn luyện truyền bá tư tưởng của Mao. Ông đóng vai trò này rất xuất sắc mặc dù phải thú nhận rằng điều khó khăn nhất là làm sao để khỏi bị tẩy não. Giới ngoại giao của Trung cộng tại văn phòng công sứ tại The Hague, thường xuyên mời ông đến và trợ cấp ngân khoản cho ông ra một tờ báo theo luận điểm của Mao. Thế là tờ báo De Kommunist ra đời dưới sự kiểm duyệt bí mật của sở tình báo Hoà lan. Ông Hoekstra, người ra bản hồi ký tháng 9 vừa qua, cựu nhân viên tình báo, trưởng phòng phản gián khối Sô viết, cũng viết một bài chỉ trích chính phủ Hoà lan trên báo này ("Với tư cách công dân, thiệt là đã khi viết bài nàỵ" Ông khôi hài thú nhận như thế.)

Sau khi tờ báo ra đời được 1 năm, năm 1969, đảng "Mác xít Lê-nin nít Hoà lan" được thành lập. Ðảng này cũng có đầy đủ cơ cấu tổ chức như các đảng cộng sản khác, cũng có tổng bí thư, chủ tịch đảng, và bộ chính trị trung ương. Chỉ có khác là: tất cả các nhân sự đều là người của sở tình báo. Ðể bảo đảm mọi sự bí mật về sự giả mạo này được bảo toàn, tờ De Kommunist tuyên bố "nền tảng hoạt động của đảng dựa trên nguyên tắc bí mật. Các thành viên được kết nạp chỉ hoạt động trong những tổ chi bộ nhỏ và chỉ biết được vài thành viên của tổ mà thôi". Với những người Việt nam đã sống qua chế độ cộng sản, thì việc áp dụng nguyên tắc hoạt động bí mật này của sở tình báo Hoà lan thì đúng là phép "gậy ông đập lưng ông".

Trong suốt 2 thập niên kế tiếp, cái đảng giả mạo này đã giúp cơ quan an ninh kiểm soát được ai là những phần tử cộng sản thật, ai là lý tưởng, ai là theo kiểu Mao và quan trọng hơn nữa là tạo quan hệ với những thành viên cao cấp của Trung cộng. Thâm hơn nữa, "đồng chí tổng bí thư" giả mạo Petersen còn xử dụng tờ báo De Kommunist để xuyên tạc những ứng viên cộng sản thứ thiệt là phản bội và khẩn thiết kêu gọi cử tri tẩy chay những nhân vật này vào mỗi lần bầu cử.

Ðôi khi sở tình báo cũng phải giật mình lo sợ tung tích của "đồng chí Petersen" bị bại lộ khi ông ta diễn thuyết những đề tài mà chủ nghĩa  Mao chẳng bao giờ đoái hoài tới, chẳng hạn như làm sao xử dụng tiền giảm thuế một cách có hiệu quả nhất cho người dân. Nhưng những người Hoa cộng chẳng đánh hơi được gì và theo lời ông Hoekstra, tình báo Hoà lan đã gài những dụng cụ nghe lén trong toà đại sứ Trung công thì được nghe rằng họ rất tán dương "đồng chí Petersen".

Tất cả những báo cáo của ông Pieter Boevé cho tình báo Hoà lan đều được thông báo đều đặn cho cơ quan tình báo Hoa kỳ, C.I.A dưới mã số hồ sơ tên "Operation Red Herring". Còn đối với Hoà lan, tập hồ sơ trên được mã hoá dưới tên Project Mongol.

Ðến thập niên 80, cùng với thế giới đã vỡ mộng về chủ nghiã cộng sản, và những người thành tín với lý tưởng này thuộc đủ loại đệ tam, đệ tứ và Maoists cũng thất vọng và chán chường, và quan trọng hơn là đảng Cộng sản Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Ðặng Tiểu Bình đã biến Trung cộng từ thế đối đầu với các nước tư bản thành đối tác thương mại, tờ báo De Kommunist đóng cửa. Ðảng Mác xít Lê-nin nít của nhân dân Hoà lan giả mạo trên cũng lụi tàn dần. Tuy nhiên, ông Boevé vẫn còn phải giữ vai trò của mình; cho nên, vào năm 1989 khi quân đội Trung cộng đàn áp đẫm máu những sinh viên không tấc sắt ở quãng trường Thiên An Môn, ông đã viết một bài báo biện minh cho Bắc kinh với lập luận phải giữ gìn an ninh trật tự. Với bài viết này, ông lại được mời sang Trung quốc (chắc lại được cho ăn óc khỉ).

Nếu không có tập hồi ký của ông Frist Hoekstra, chắc ông Boevé vẫn còn phải sống dưới tên "đồng chí Chris Petersen" không biết đến bao giờ. Bây giờ dưới ảnh hưởng của tuổi già, ông không thể bước lên các bậc thang được nữa và phải chống gậy để đi đứng, nhưng ông vẫn tham gia trong một hội đồng điạ phương chuyên vận động chánh quyền để đòi hỏi cải thiện các phương tiện an sinh cho những người cao niên. Thâm chí, ông đang thành lập một đảng chính trị đại diện cho các người cao niên và lần này, ông cười tủm tỉm tuyên bố: bây giờ, đảng này mới là thật.

À, còn nữa, quan hệ của ông với Trung quốc vẫn còn đều đặn, nhưng chỉ giới hạn trong những nhà hàng Tàu quanh vùng ông ở!!!

Người Việt dân chủ có thể cười sảng khoái khi thấy Cộng đảng Tàu, con cháu Lã Thái Công, tổ sư Tam Thập Lục Kế, bị Tây dương Hoà lan chơi chiêu Tá thi hoàn hồn hay Kim thuyền thoát xác gì đó thật nhuần nhuyễn (nôm na theo tiếng ta thì ông Tàu bị chơi khăm đòn Treo đầu dê bán thịt chó ở chợ Ông Tạ). Nhưng khi chúng ta được mục kích vài tổ chức chống Cộng thật to mồm nhưng giỏi lắm chỉ biểu tình vài "đứa bé" ca sĩ và những nghệ sĩ thân yếu thế cô từ quốc nội qua Mỹ kiếm cơm chứ không dám đụng những tổ chức kinh tài rửa tiền bạc tỷ của Việt cộng ở hải ngoại, chúng ta nên nghĩ gi?

December 9, 2004

(Viết theo In From the Cold: He Was a Communist for Dutch Intelligence của Andrew Higgins đăng trên The Wall Street Journal ngày 3 tháng 12 năm 2004)


VB, 14/12/04
Vũ Anh Mai

Người cộng sản giả lừa được cả Mao Trạch Đông

Một nhân viên tình báo Hòa Lan đã bỏ ra gần cả cuộc đời lãnh đạo một đảng cộng sản giả ở Hòa Lan và do thám Trung Quốc Mao Ít, đã tiết lộ câu chuyện của mình.

Ông Pieter Boeve được cơ quan tình báo Hòa Lan kết nạp vào thập niên 1950 sau khi ông ta tham dự một hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh. Ông ta được yêu cầu làm sao làm cho chính quyền Trung Quốc tin là ông ta đã trở thành một người cộng sản.

Ông Boeve làm theo kế hoạch này và khi Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông tách xa Liên Xô, đảng Cộng Sản Hòa Lan chính thức cũng đi theo con đường của Liên Xô là xa lánh Trung Quốc, thì Trung Quốc cung cấp tiền cho ông Boever thành lập một đảng Mác Xít Lê Nin Nít Hòa Lan ly khai.

Đảng này cuối cùng giải tán vào thập niên 1990 và ông Boeve ngày nay tiết lộ câu chuyện của mình.

Ông Pieter Boeve trả lời phỏng vấn của chương trình World Service's Outlook của BBC như sau:

"Họ mời tôi đến Bắc Kinh vì họ muốn tôi trở thành một người học trò của chủ nghĩa Mác Xít Lê Nin Nít".

 Gặp gỡ Mao

Ông Boeve đổi tên thành "đồng chí Chris Petersen, Tổng Bí Thư đảng Mác Xít Lê Nin Nít Hòa Lan".

Ông nói:

"Chúng tôi có mối liên lạc với các đảng Mác Xít Lê Nin Nít ở châu Âu".

"Điều quan trọng là họ tin rằng tôi là nhà lãnh đạo của đảng Mác Xít Lê Nin Nít của nhân dân Hòa Lan, một tổ chức lãnh đạo tư tưởng của Hòa Lan, vì tôi nói với họ là chúng tôi có một nhóm đông đảo từ 400 đến 500 người".

Ông kể lại việc mình đã được gặp Chủ Tịch Mao trong một buổi chiêu đãi các "bạn bè" Mác Xít Lê Nin Nít trên toàn thế giới được Trung Quốc mời.

Mặc dù chỉ có thể bắt tay với với Mao, chứ không nói chuyện, vì Mao chỉ nói tiếng Trung Quốc, nhân viên tình báo Hòa Lan này cũng mừng là mình đã khá thành công.

Điều đáng ghi nhận là vai trò của ông Boeve trong thời kỳ đầy chuyển biến của thời Chiến Tranh Lạnh - đó là việc tổng thống Mỹ Richard Nixon đi Bắc Kinh năm 1972.

Chuyện này xảy ra sau khi ông Boeve được một viên chức Trung Quốc hỏi ý kiến ông ta là việc bang giao giữa Trung Quốc và Mỹ là xấu hay tốt.

Nhân viên tình báo Hòa Lan này liền chuyển tin tức này cho Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA) để cho thấy đây là dấu hiệu Trung Quốc có ý định làm giảm căng thẳng mốt bang giao giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Boeve nói: "Tôi tự hào vì đã làm việc này".

Sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh vào năm 1989, đảng cộng sản giả hiệu của ông Boeve được giải tán.

Ông Boeve nói: "Đến lúc đó thì không cần có một đảng Mác Xít Lê Nin Nít nữa. Đồng chí Petersen xem như không còn lý đo để hiện hữu nữa. Chúng tôi ngưng kế hoạch đó".

Ông nói tiếp:

"Trong thời gian đó, Trung Quốc luôn luôn trả tiền cho các tài liệu, báo chí mà chúng tôi in, trả tiền chi phí cho các chuyến di chuyển, cho tất cả các hoạt động mà chúng tôi làm ... Tôi tính có lẽ vào khoảng một triệu Euro, khoảng 1,9 triệu đô la Mỹ vào lúc đó .

Ông ta nói ông ta không hối hận nhiều về việc đã làm, mặc dù đã đánh lừa nhiều người. Ông nói:

"Có một số không vui khi biết rằng mình bị lừa. Nhưng chỉ có một số ít".

"Còn về phần tôi thì tôi vui vì những gì tôi làm vì tôi đã đóng góp vào việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh".

"Đó không phải là vì tôi khôn ngoan mà vì cơ quan tình báo của chúng tôi giúp đỡ tôi làm việc đó. Khi nhìn lại, tôi tự hào về việc mình đã làm".


Minh Đức dịch



In From the Cold: He Was a Communist For Dutch Intelligence 

Comrade 'Chris Petersen' Was Big in China and Albania; 'Project Mongol' Tell-All

By ANDREW HIGGINS
Staff Reporter of THE WALL STREET JOURNAL

December 3, 2004; Page A1

ZANDVOORT, Netherlands -- As secretary-general of the Marxist-Leninist Party of the Netherlands, Chris Petersen traveled the globe during the Cold War, wowing Communist leaders with his revolutionary zeal and anticapitalist diatribes.

"I could make speeches for hours and you would think that Mao Tse-tung himself had been my teacher," recalls the now-retired party chief.

The Chinese Communist Party was so impressed, it regularly gave the ranting Dutchman the full red-carpet treatment in Beijing: banquets in the Great Hall of the People, an audience with Mao, envelopes stuffed with cash and tributes in the People's Daily. Albania's Communists were also big fans.

Now, with communism all but dead, the Dutchman has decided to come clean: Both he and his party were a sham.

He says he was never a Maoist but an opera-loving math teacher moonlighting for Dutch intelligence. His name, his politics and his party, he says, all were concocted in a plot to penetrate militant Marxist subculture.
"Nothing was real," says the ex-Mr. Petersen, who now lives under his real name, Pieter Boevé, here in Zandvoort, a seaside resort town west of Amsterdam. The only genuine part of a revolutionary career that lasted decades, he says, was a fondness for Chinese food: The Chinese Communist Party, Mr. Boevé recalls, had excellent cooks.

The Central Intelligence Agency, which got regular updates on the mock Maoist movement, dubbed it "Operation Red Herring," according to Dutch intelligence. (The CIA won't comment.) The Dutch called it "Project Mongol."

The unmasking comes at an uncomfortable time for Dutch security services, now under fire for post-Communist bungling. Having infiltrated Maoist groups with gusto, they lost track of an Islamic radical blamed for the murder last month of filmmaker Theo van Gogh.

Mr. Boevé, who appeared on television in a recent documentary about the Dutch secret service while wearing a fake beard and Groucho Marx plastic nose and glasses, says his past exploits provide tips that could help con Islamist extremists, but he doesn't envy anyone who might try: "It's very dangerous," he says.
In a country where erstwhile Maoists and other radicals have become pillars of the establishment, the exposure of the phony Marxist-Leninist Party of the Netherlands, or MLPN, has caused dismay and embarrassment. Frits Hoekstra, a former high-ranking security official, shocked former colleagues in September by publishing a book that described Project Mongol and other escapades. The interior minister ordered an investigation into whether state secrets were divulged. Former Maoists are aghast.
[red herring]

Albanian dictator Enver Hoxha, gesturing, meets Pieter Boeve, right, in Tirana, Albania.

"I totally wasted 12 years of my life," says Paul Wartena, an ex-MLPN member who was so dedicated to the cause he used to donate 20% of his salary to the fake party. He says he "had some doubts now and then" about the MLPN but stayed loyal because "I was very naive and Mr. Boevé was such a good actor." Now a researcher at a university in Utrecht, Mr. Wartena wants Dutch intelligence to pay him back for all his donations.

Mr. Boevé, now 74, scoffs at his acolyte: "He was an idiot."

Mr. Boevé says he, too, is upset that his caper leaked but that Mr. Hoekstra's book forced him in from the cold.

Conning so many people, says Mr. Boevé, was "not the most beautiful thing," but it was a great adventure. He visited China about 25 times, made frequent trips to Albania and duped radical leaders in the West. After each journey, he went to a safe house in Amsterdam to pass on tidbits of information.

Set up and run by spooks in 1969, his party, the MLPN, had its own newspaper, De Kommunist, written and edited by the secret service. As well as Mr. Boevé playing Chris Petersen, the secretary-general, it had a chairman (another fraud) and a Central Committee stacked with secret agents. To add authenticity, the party let Mr. Wartena and a handful of other true believers join its otherwise nonexistent ranks, telling them that they were part of a network of underground cells.

Mr. Boevé first started working as an informant for the Dutch secret service, then known as the BVD, in the late 1950s and started using a fake name. Invited to Moscow for a youth festival in 1957, he attended a reception hosted by Nikita Khrushchev and briefed Dutch intelligence.

Mr. Hoekstra, a former head of counterintelligence against Soviet-bloc countries and author of the recent book, says Mr. Boevé's recruitment wasn't at first seen as a big deal, but, rather, as part of routine tracking of local Communists.

Shortly after the Moscow festival, however, Mr. Boevé got an invitation to China, then still aligned with the Soviet Union. While in China, he kept hearing Chinese officials curse Moscow, which had just cut funding to Beijing. The move marked the start of the Sino-Soviet split -- and of Mr. Boevé's role as an unlikely prize agent.

Desperate for allies against Moscow, China searched out Communists in Europe and elsewhere. Mr. Boevé, encouraged by the BVD, offered his services. He visited China in the early 1960s for a six-week course on Mao Tse-tung Thought. He says he got good at mimicking Chinese propaganda. The main difficulty, he says, was keeping up with the wild zigzags of Chinese politics: his hosts kept getting purged.
Chinese diplomats in Holland invited the man they knew as Chris Petersen to their mission in The Hague and gave money to help finance a Maoist newspaper secretly edited by the BVD. The result was De Kommunist. Mr. Hoekstra, the former spy and now a business consultant, says he once wrote a screed against the Dutch government. "As a civil servant, it was very satisfying," he says.

After a year, De Kommunist announced with fanfare in 1969 the foundation of the Marxist-Leninist Party of the Netherlands. "In order to limit as far as possible the danger of penetration by enemy elements," it explained, "the MLPN organization shall be based largely on the cell system, obliging all members to the greatest possible secrecy."

For the next decade, the fake party helped the Dutch secret police divide Holland's legitimate Communist movement, keep tabs on Maoist groups and gain access to China's elite. "Petersen" issued regular communiques -- all drafted by the BVD -- denouncing real Communists as sellouts and urging voters to reject them.

Mr. Hoekstra, the former intelligence officer, said the facade of Maoist fervor did sometimes wobble. On one occasion, he says, "Petersen" started talking in public about how to take advantage of tax deductions, not something a Maoist is supposed to worry about. He says there was concern the Chinese might smell a rat, but that faded. The Dutch, he says, had the Chinese embassy bugged and heard diplomats singing "Petersen's" praises. "We could hear everything," says Mr. Hoekstra.

By the 1980s, purges and ideological U-turns had exhausted most Maoists in Europe, and the BVD began to lose interest in the ruse. China was no longer an enemy but a big trading partner. De Kommunist shut down. The MLPN fizzled.

Mr. Boevé, though, kept going. In 1989, when troops shot dead hundreds of protesters around Tiananmen Square, he issued a statement praising the resolve of the Communist Party in restoring order. Shortly afterward, he was back in Beijing, hailing the party and its leaders.

In a small apartment crowded with an electric organ and piles of books, Mr. Boevé rustles through plastic shopping bags full of yellowing MLPN tracts and other mementos. One is a copy of a photograph of himself meeting Enver Hoxha, Albania's Communist dictator from 1944 until his death in 1985.

Advancing age has finally slowed Mr. Boevé down. He walks with a cane and can't climb stairs. His involvement with China is limited to visits to a local Chinese restaurant. He draws giggles by humming the "East is Red," a Maoist anthem. "It's a very nice tune," he says.

His political horizons have shrunk to Zandvoort. He sits on the local council and lobbies for better housing for the elderly. He has even set up yet another party: It represents old people. It doesn't have many members, but, says Mr. Boevé, "This time they are all real."

Mr Chips turns out to be 007

Dutch maths teacher admits fake communist party scam that fooled Mao Zedong

Jon Henley
Saturday December 4, 2004

The Guardian

A 76-year-old retired Dutch maths teacher described yesterday how for more than 25 years he was feted by communist leaders around the world as the inspired head of a radical Marxist-Leninist party that never, in fact, existed.

As Chris Petersen, head of the supposedly 600-member Marxist-Leninist party of the Netherlands, Pieter Boevé travelled to Beijing more than two dozen times and met Mao Zedong. He was also welcomed with open arms in Albania by Enver Hoxha, and in the eastern bloc capitals of Europe.


The fake communist who fooled Mao

Boeve helped engineer Nixon's historic handshake with Mao



A Dutch secret agent who spent much of his life leading a fake communist party in the Netherlands and spying on Maoist China has revealed his story.

Pieter Boeve was recruited by the Dutch secret service after attending an international conference in Beijing in the 1950s. He was asked to convince the Chinese authorities he had become a committed communist.

Mr Boeve did so, and when Mao Zedong's China fell out with the Soviet Union - and the official Dutch communist party followed the Soviet line - the Chinese provided funds for him to form a breakaway Dutch Marxist-Leninist party.

It finally folded in the 1990s, and Mr Boeve has now gone public with his story.

"They invited me to come to China because they wanted me there as a student of Marxist-Leninism," he told BBC World Service's Outlook programme.

Meeting Mao

Mr Boeve changed his name and took on a false identity as "Chris Petersen, Secretary-General of the Dutch Marxist-Leninist Party."

He says he was frequently given treats by the Chinese government and travelled around the world at their expense.

Boeve passed on China's interest in US relations to the CIA


"We got contacts with other European Marxist-Leninist parties," he said.

"What was important was that they saw me as the Marxist-Leninist leader of the Dutch people, the Dutch organisation - thinking, because we told them, that we had a big group of around 400 to 500 people.

"I was so well instructed that I could, if necessary, speak for an hour in a Marxist-Leninist way."

He recalled meeting Chairman Mao at a large gathering to which Marxist-Leninist "friends" from around the world had invited.

Although he could only shake hands with him - as Mao only spoke Chinese - the Dutch secret service was impressed with how far he had got.

Later, a special banquet in Mr Boeve's honour was prepared - headed by China's then foreign minister Chou Enlai.

"I had an interesting conversation about the developments in China, and about the possibility of maybe having, in future, a revolution in Europe with all those Marxist-Leninist parties present."

Most remarkable of all, however, was Mr Boeve's role in one of the pivotal episodes of the Cold War - the historic visit of US President Richard Nixon to Beijing in February 1972.

This came about after Mr Boeve was asked by the Chinese whether he would consider better relations with the US a good or bad thing.

The Dutch intelligence service then passed this information on to the CIA - indicating the Chinese were keen on thawing relations.

'I am proud'

After the fall of the Berlin Wall and the collapse of communism in 1989, Mr Boeve's fake party was disbanded.

Berlin Wall

The fall of the Berlin Wall spelled the end for Boeve's fake party

"It was no longer necessary to have a Marxist-Leninist party," he said.

"Mr Petersen also had no reason to exist any more - so we stopped with it.

"But in the meantime, it was the Chinese that always had paid for the publishing of our documents, for our travelling, for all the things we did... I think it must have been some £1m ($1.9m)."

He said that he had few regrets, despite having fooled a great many people.

"Some of them are not happy, but only a few," he said.

"I myself am very happy about it, because I think I really contributed to the end of the Cold War.

"That's not because I was so clever, but because our intelligence here helped me do it... now that I look back, I am very proud about what I have done."

No comments:

Post a Comment