Monday, April 9, 2012

Nhật: Hyuga là tàu khu trục hay tàu sân bay?


Sự kiện Nhật Bản hạ thủy một chiếc tàu khu trục chở máy bay trực thăng có thể là một dấu hiệu cho thấy tham vọng mở rộng các khả năng của Lực lượng Hải quân và sau cùng là tham gia vào những liên minh quốc tế ở nước ngoài của Đất nước Mặt Trời mọc này.




Một số người đã xem con tàu DDH 181 Hyuga nặng 13.500 tấn - được hạ thủy vào ngày 23-8-2007 tại xưởng đóng tàu IHI Marine United ở Yokohama - như là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II.

Hyuga có những điểm tương tự như một chiếc tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ, bao gồm một sàn tàu phẳng và cấu trúc riêng biệt ở mạn phải.

Nhưng Lực lượng Phòng vệ Ven biển Nhật Bản (JMSDF) xếp chiếc tàu này vào loại tàu khu trục mang máy bay trực thăng được thiết kế riêng cho hoạt động chống tàu ngầm (ASW) và vận chuyển hàng nhân đạo hoặc các vật dụng liên quan tới hậu cần.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ triển khai 4 chiếc Hyuga để thay thế 2 chiếc thế hệ Haruna và 2 chiếc Shirane .

Ông Sumihiko Kawamura - Phó Giám đốc Viện Okazaki, Tokyo - cho biết: “Những chiếc tàu này (Hyuga) được thiết kế như tàu hộ tống phục vụ cho đội tàu nhỏ thuộc JMSDF, thực hiện chức năng chỉ huy và điều khiển trong khi vận hành máy bay trực thăng (trên tàu)… Hyuga là bước tiến lớn nhất nhằm hướng tới việc chứng minh khả năng của Nhật Bản đối với việc chế tạo tàu sân bay chính thức trong tương lai”..




Hyuga có FCS-3 (hệ thống chiến đấu tương lai), một phiên bản nhỏ của radar Aegis. Richard Dorn - một nhà phân tích hải quân cho Mỹ - cho rằng: “Hyuga sẽ hoạt động kết hợp với những chiếc tàu thế hệ Atago và Kongo, cung cấp khả năng chống tàu ngầm và chống máy bay trong phạm vi Hạm đội Viễn Tây. Không nghi ngờ gì nữa, Hyuga - giống như Atago và Kongo - sẽ có thể kết hợp với hạm đội Mỹ, vì nhiều hệ thống của Nhật Bản là hệ thống của Mỹ hoặc dựa trên các đặc điểm của (hệ thống) Mỹ”.

Một nhà phân tích quân sự Nhật Bản có mối quan hệ mật thiết với chính quyền Tokyo thì nhận định rằng chiếc tàu mới này sẽ tham gia nhiều hoạt động trước khi chở những chiếc máy bay trực thăng thông thường, và có thể phù hợp với việc mang những chiếc máy bay chiến đấu trong tương lai.

Ông nói: “Không thể phủ nhận rằng việc hạ thủy Hyuga nhằm mục đích mang Harrier hoặc F-35 trong tương lai. Đơn giản là nó được dùng cho các hoạt động chung của Nhật Bản và Mỹ trong tương lai”.

Hyuga sẽ mang 3 máy bay trực thăng chống tàu ngầm SH-60J và 1 chiếc máy bay trực thăng đa chức năng CH-53E Super Stallion. Nó có thể kéo theo 11 chiếc máy bay trong khoang chứa. Nó cũng được trang bị tên lửa đất đối không, ngư lôi chống tàu ngầm, và 2 hệ thống phòng không Phalanx.

 Trực thăng SH-60J

 Trực thăng CH-53E Super Stallion



Tác giả cuốn sách “Hải quân Nhật Bản: Chính trị và Nghịch lí”, ông Peter Woolley cho rằng: “Như những chiếc tàu thế hệ Aegis khác của JMSDF được “nói giảm” đi thành tàu khu trục, vì thế có thể hiểu Hyuga cũng được “nói một cách khiêm tốn” như vậy. Ông nói thêm: “Đó là một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ. Nhưng nó tương tự những chiếc tàu sân bay hạng nhẹ vẫn được dùng ở một số quốc gia châu Âu - bao gồm Anh, Italy, và Tây Ban Nha. Thái Lan cũng có một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ nhập khẩu từ Tây Ban Nha” .


Hệ thống phòng không Phalanx với đại bác 6 nòng Vulcan:








Các nhà phân tích quân sự cho rằng Hyuga được đặt theo tên một chiếc tàu lai giữa tàu chiến và tàu sân bay thời Thế chiến II có thể mang tới 22 chiếc máy bay chiến đấu.

Ông Christopher Hughes, tác giả cuốn sách “Nhật Bản tiếp tục nổi lên như một cường quốc quân sự thông thường” nhận định: “Hyuga được thiết kế như những chiếc tàu khu trục để tránh dư luận cho rằng Nhật Bản đang cố sở hữu tàu sân bay” .

Vậy có thể gọi Hyuga là tàu khu trục hay tàu sân bay? Câu trả lời nằm ở chức năng mà quân đội Nhật Bản chỉ định cho nó.

Hiện Nhật Bản có kế hoạch chế tạo ít nhất 2 tàu sân bay thế hệ Hyuga. Được trang bị một hệ thống phóng theo phương thẳng đứng (VLS) Mk41, chúng có khả năng phóng tên lửa phòng không giống như Standard và ESSM.

Tên lửa hành trình Tomahawk

Ngoài ra, Hyuga còn được trang bị một tên lửa chống tàu ngầm phóng theo phương thẳng đứng (ASROC), nhưng cũng có thể là tên lửa hành trình Tomahawk (nếu Nhật Bản muốn làm điều này).

Lạc Cầm (lược dịch)

Bình Luận:

Nhật Bản đã đặt mua 100 máy bay F-35 của Mỹ. Nếu Nhật mua phiên bản F-35 loại có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng thì các chiếc F-35 có thể trang bị cho chiếc Hyuga này. Như vậy Nhật sẽ có một chiếc hàng không mẫu hạm tuy nhỏ hơn của Trung Quốc nhưng sức chiến đấu không thua gì hàng không mẫu hạm của Trung Quốc vì phi cơ F-35 là phi cơ thuộc thế hệ mới.

No comments:

Post a Comment