Saturday, July 18, 2020

Cách làm thơ lục bát

Thơ lục bát là thơ có một câu sáu chữ, rồi đến một câu tám chữ, rồi lại đến một câu sáu chữ, sau đó lại là một câu tám chữ. Toàn thể Truyện Kiều dài hơn ba ngàn câu đều viết theo thể thơ này . Cứ một câu sáu chữ rồi một câu tám chữ . Sáu là "Lục" tiếng Hán Việt . Tám là "Bát" tiếng Hán việt . Vì thế gọi là thơ lục bát. Thơ lục bát chỉ có Việt Nam mới có. Người Trung Hoa không có thơ lục bát.



Cách gieo vần trong thơ

Thí dụ đoạn mở đầu trong Truyện Kiều:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ phận khéo ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần dở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh

Theo luật gieo vần của thơ lục bát thì chữ thứ sáu của câu tám chữ phải vần với chữ thứ sáu của câu sáu chữ bên trên . Chữ thứ sáu là chữ "là" của câu "Chữ tài chữ phận, khéo là ghét nhau" vần với chữ "ta" của câu "Trăm năm trong cõi người ta" .

Chữ thứ sáu của câu sáu chữ sau đó phải vần với chữ thứ tám của câu tám chữ bên trên . Chữ "dâu" của câu "Trải qua một cuộc bể dâu" vần với chữ thứ tám, chữ cuối cùng, tức là chữ "nhau", của câu "Chữ tài chữ phận khéo là ghét nhau" 

Rồi đến câu "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thì chữ "đau" vần với chữ "dâu" của câu "Trải qua một cuộc bể dâu". Chữ "lòng" trong câu "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" là một vần mới mà câu sau đó phải theo.

Luật bằng trắc trong thơ lục bát

Vần Bằng là các chữ không có dấu hoặc có dấu huyền. Vần Trắc là những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. 

Luật bằng trắc trong thơ lục bát như sau:

Bằng Bằng Trắc Trắc Bằng Bằng
Bằng Bằng Trắc Trắc Bằng Bằng Trắc Bằng

Như thế trong câu sáu chữ, chữ thứ nhất và thứ nhì phải là dấu huyền hoặc là không có dấu . Chữ thứ ba và thứ tư phải là dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã hoặc dấu nặng . Rồi đến chữ thứ năm và thứ sáu phải là có dấu huyền hoặc là không có dấu .

Tuy nhiên, các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy có thể không theo luật bằng trắc này mà câu thơ đọc lên cũng nghe thấy có vần điệu. Đó là qui luật "Nhất tam ngũ thất bất luận". Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy có thể là vần bằng hay vần trắc cũng được.

Minh Đức

No comments:

Post a Comment